Phân loại thông tin


Phân Loại Thông Tin

Mình xem lại cái này nhờ vào On this day trên facebook. Ngày này năm 2013 mình đã post cái này, không rõ lúc đó mình đang học môn gì nữa, đoán là môn Hệ thống thông tin quản lí 😀 Thấy cũng có vẻ ổn nên post lại trên này, có thể tra cứu lại khi cần 🙂


Trong kinh doanh, việc bạn biết phân loại (lọc) thông tin rất quan trọng. Bởi có câu: “Cửa sổ nhìn ra thế giới có thể bị bịt kín bằng thông tin”. Chính vì vậy bạn phải biết cách phân loại thông tin nếu muốn làm giàu.
1. Thực tế và nhận định
Một trong những lý do nhiều người nghĩ đầu tư là rủi ro là bởi vì họ không biết được sự khác nhau giữa thực tế và nhận định. Dưới đây là một vài ví dụ để bạn phân biệt rõ:
– Khi một ai đó nói giá cổ phiếu của một công ty sẽ tăng, đó là một nhận định. Bởi vì nó nói về một điều kiện trong tương lai.
– Một một ai đó nói rằng tài sản ròng của anh ta trị giá một triệu USD, đó là một nhận định bởi vì hầu hết việc định giá đều có nhân tố chủ quan.
– Nếu một ai đó nói rằng: “Anh ấy rất thành công”, đó là một nhận định bởi vì định nghĩa của thành công chỉ là tương đối.
– Nếu một ai đó nói rằng, giá bán niêm yết của căn hộ đó giá 700 ngàn USD, đó là thực tế. Vì bạn chỉ có thể thay đổi con số ấy bằng cách thương lượng.

Phân loại thông tin để làm giàu là phân biệt giữa nhận định và thực tế. Ảnh: internet
2. Những phương án ngớ ngẩn
Trong kinh doanh, một phương án được coi là ngớ ngẩn, khi mà nhận định được sử dụng như thực tế.
Câu hỏi: “Tại sao bạn vẫn làm công việc đó trong bấy nhiêu năm mặc dù không thích?”
Trả lời: “Tại vì tôi nghĩ mình được thăng chức”
Câu hỏi: “Tại sao bạn mua căn nhà đó khi mà bạn biết mình không kham nổi?”
Trả lời: “Tôi mua nó bởi vì tay môi giới cho rằng nó sẽ lên giá. Tôi nghĩ rằng tôi có thể mua nó, sống ở đó rồi sau đó bán đi kiếm lời để giải quyết những rắc rối tài chính của tôi”.
Câu hỏi: “Tại sao bạn lại đầu tư vào chứng khoán?”
Trả lời: “Vì người bạn thân của tôi bảo thế. Đầu tư vào đó là một khoản đầu tư tốt”.
Tóm lại: Nếu bạn đầu tư vào chứng khoán, quỹ tương hỗ, bất động sản hoặc một doanh nghiệp, hãy hỏi bản thân liệu thông tin mình dựa vào để ra quyết định là thực tế hay nhận định.
3. Kiểm soát đối với tài sản
Một thông tin quan trọng đó là việc mỗi người phải biết là mình có quyền kiểm soát tài sản của mình đến đâu. Ví dụ bạn vay tiền ngân hàng để đầu tư nhưng họ không tin tưởng những giá trị được định giá và thường yêu cầu được trả trước một khoảng nhất định. Kiểm soát được giá trị tài sản bằng cách kiểm soát được giá cho thuê, mua bán. Và giá trị đó không phải do thị trường định giá. Vì thông tin của thị trường thì 99% là do nhận định.