20 bí quyết quảng bá trang web của bạn


20 bí quyết quảng bá trang web của bạn

Buôn bán, trao đổi sản phẩm đang ngày càng khẳng định vị trí thống soái trên không gian ảo, khi mà mọi người đua nhau thiết lập các trang web thương mại điện tử và bổ sung chức năng mua sắm trực tuyến trên trang web của mình. Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn có thể đạt được những doanh số bán hàng ấn tượng, nếu bạn biết cách xúc tiến hiệu quả.

1.Luôn đặt địa chỉ trang web trong các tiêu đề thư, danh thiếp và phần chữ ký ở cuối mỗi e-mail hay ở bất cứ nơi nào khác mà các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ chú ý tới.

2.Nếu nhân viên của bạn mặc đồng phục, hãy in địa chỉ web trên bộ trang phục đó để bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhìn thấy các quảng cáo trang web di động mọi nơi mọi lúc.

3. Đính kèm địa chỉ trang web vào tất cả các sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo mà bạn cung cấp cho khách hàng, ví dụ như tách cà phê, áo thun, dây đeo chìa khoá…. Các vật nhắc nhở hàng ngày như vậy sẽ là một cách hay để thu hút mọi người ghé thăm trang web của bạn.

4.Hãy đưa địa chỉ trang web vào tất cả các bản thông cáo báo chí mà bạn gửi cho giới truyền thông. Một khi đã có sẵn trong các thông tin PR, địa chỉ trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tại các bài viết của giới báo chí về công ty bạn.

5.Đừng quên đặt địa chỉ web vào trong quảng cáo Trang vàng. Đây là một nơi mà mọi người sẽ xem thường xuyên.

6.Công ty bạn có sở hữu một vài chiếc xe riêng? Hãy viết địa chỉ web lên thành xe con, hay xe tải chuyên dùng để giao nhận sản phẩm.

7.Bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễn phí, hãy viết địa chỉ trang web của bạn vào cuối mỗi trang catalogue để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận cửa hàng trực tuyến của bạn.

Xúc tiến e-bussiness trực tuyến.

Continue reading “20 bí quyết quảng bá trang web của bạn”

26 cách tạo tiêu đề hấp dẫn


26 CÁCH TẠO TIÊU ĐỀ HẤP DẪN

10366309_763714037002546_1960813183483862617_n.jpg

  1. Con số trong tiêu đề: 26 cách tạo tiêu đề hấp dẫn
  2. Tính từ và trạng từ: kiếm tiền nhanh chóng nhờ bán hàng
  3. Thời gian và tiền bạc: từ 1 người tài xế, tôi đã mua được nhà 500 triệu sau 3 năm
  4. 5W – 1H: bạn có thể đạt Toeic 600+ sau 2 tháng?
  5. Thuật ngữ và từ mới mẻ: hiệu ứng cánh bướm là gì?
  6. Mục tiêu cụ thể: dành cho designer: 3 công cụ chuyên nghiệp trong thiết kế
  7. 7 người nổi tiếng: Tăng Thanh Hà mở nhà hàng cua
  8. Cảnh báo: cẩn thận với tổ yến giá rẻ
  9. Típ, bí mật, cách, mẹo: 5 tip mix đồ xuân – hè 2014
  10. Cường điệu hoá: làm giàu chỉ với 1 triệu đồng
  11. So sánh: bán hàng online thu nhập gấp đôi nhân viên ngân hàng.
  12. Chiêu thị: mua 1 tặng 1 bánh pizza mỗi thứ 3
  13. Trải nghiệm, tự truyện: hành trình qua 25 quốc gia với $700
  14. Treo đầu dê bán thịt chó (không nên dùng)
  15. Giới hạn độ tuổi, giới tính: dành cho phụ nữ độc thân
  16. Báo cáo, thống kê từ nguồn uy tín: báo cáo mới nhất của cafeF về viến động giá cổ phiếu
  17. Đúc kết, tổng quan: nhìn lại nghành thương mại điện tư 2013
  18. Sự liên tưởng: nếu bạn là nhân viên bán hàng
  19. Ăn theo chủ đề hot: Phương Nam got talent 2013
  20. Kỹ thuật che dấu: sự thật về thời thơ ấu của Steve Jobs
  21. Động từ thúc dục: Flappy Pỉd sẽ bị xoá trong 24h tới
  22. Chuyển động thời gian sông: trực tiếp lễ trao giải Oscars 2014
  23. Xử lý sự kiện bên lề Sea Game 27
  24. Gây tranh cãi, ức chế đám đông: phụ nữ tây đáng yêu hơn phụ nữ Việt
  25. Ủng hộ đám đông: nên rút nagwns ngày nghỉ tết âm lịch?
  26. Phát hiện: công nghệ chế tạo xăng bằng xác mía

st

Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Full – 3 phần]


Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Full – 3 phần]

Chương trình “Mỗi tuần một câu hỏi marketing” tuần này xin được trả lời câu hỏi của bạn Hoàng Xuân An, một học sinh lớp 12 tại Hà Nội rất yêu thích phân ngành agency – câu hỏi của bạn là

 

“em muốn phát triển nghề nghiệp theo ngành marketing communication – phân ngành agency thì nên phát triển theo hướng nào và học đại học nào?”

 

Mời mọi người theo dõi câu trả lời của anh Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc kinh doanh của AiiM Education:

 

———————

“Hi em, đầu tiên rất vui vì nhận được một câu hỏi thú vị của một bạn yêu thích phân ngành agency từ khi còn rất trẻ.

Về câu hỏi của em, anh xin chia làm 3 phần:

Phần 1: Để làm ngành agency trong communication thì bạn cần những yếu tố gì?

 

Phần 2: Để có những yếu tố đó, thì phần nào có thể học được, và phần nào không chỉ “học là được”. Và không được thì làm sao cho được?

 

Phần 3: như mục tiêu trước mắt của bạn – thì trường đại học nào, phân ngành nào sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất khi làm agency?

 

Trong câu trả lời tuần này, anh sẽ trả lời phần 1 và ½ của phần 2 nhé.

 

Phần 1: Để làm ngành agency trong communication thì bạn cần những yếu tố gì?

Đầu tiên, để biết làm ngành agency cần yếu tố gì, thì mình phải biết agency làm gì đã. Khái niệm “agency” mà chúng ta nhắc đến trong bài này được hiểu là communication agency (công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo). Trong 4P của marketing thì công ty sản xuất (client/advertising) tập trung vào 3P đầu (Sản phẩm – giá cả – phân phối) và outsource phần P cuối (Chiêu thị) cho công ty agency. Mục tiêu của việc outsource này là nhằm chuyên biệt hóa, công ty sản xuất hiểu rõ nhất về phần sản xuất nên họ sẽ đảm nhận những vấn đề liên quan đến sản phẩm. Và họ kỳ vọng agency, với sự thấu hiểu về tâm lý người tiêu dùng kết hợp với những sự thật sản phẩm để làm ra chiến lược và những chiến dịch truyền thông.

 

Vậy công ty sản xuất bỏ tiền làm truyền thông để làm gì? Mục tiêu ban đầu của họ là “nói những gì tôi có” – cho mọi người biết về sản phẩm của mình, “tăng nhận thức” – theo thuật ngữ marketing. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh thì họ phải nói rõ “sự khác biệt” của sản phẩm. Sự khác biệt này hòa quyện giữa khác biệt lý tính (công năng của sản phẩm) và khác biệt cảm tính (tính cách thương hiệu – thái độ của sản phẩm). Và khi thị trường lẫn người tiêu dùng đều rất phức tạp như hiện nay, thì công tyagency được định nghĩa lại là “những công ty dùng ý tưởng sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc về phạm trù nhận thức/quan điểm ngăn cản người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm”. Nói ngắn gọn, sự ám ảnh của công ty agency vọn vẹn trong 2 vấn đề “ý tưởng sáng tạo” và “người tiêu dùng”.

Vì vậy, người làm tại công ty agency cũng cần những yếu tố rất liên quan đến 2 vấn đề này.

 

Đối với vị trí “mới vào ngành” như em đang muốn chuẩn bị, thì công thức của anh đưa ra là

 

“thành công = 50% kỹ năng + 25% kiến thức + 25% vốn sống”

 

Phần 2: Để có những yếu tố đó, thì phần nào có thể học được, và phần nào không chỉ “học là được”.

Và không được thì làm sao cho được?

 

Trong 3 phần trên, hiển nhiên phần đầu tiên em có thể học là “kiến thức”. Nếu em muốn làm trong ngành marketing communication, thì hiển nhiên những kiến thức về Marketing và Communication em cần phải nắm rõ. Các thuật ngữ như brand, target audience, campaign, concept,… là những điều cơ bản phải “thuộc nằm lòng”. Một lưu ý nhỏ: em xác định cụ thể là muốn làm Communication chứ không chung chung là marketing, nên ngoài những sách của Philip Kotler, ông tổ của marketing – em rất nên tìm thêm những sách của những “đại thụ” ngành quảng cáo, cụ thể là David Ogilvy hay Seth Godin.

 

481587 444851898897582 160947272 a Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Full   3 phần]

 

David Ogilvy – người được xem là “ông tổ của ngành quảng cáo”

 

61366 444851868897585 1395297303 a Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Full   3 phần]

 

Seth Godin – người được xem là “nhà hiền triết của marketing thời đại số”

 

Quyển sách “Tự sự của người làm quảng cáo” của David Ogilvy được xem là “sách gối đầu giường” của dân làm Communication.

http://tiki.vn/confessions-of-an-advertising-man-1.html

 

Còn Seth Godin, được biết đến rất nhiều với quyển sách “Những tay tiếp thị đều nói xạo”, nhưng cá nhân anh thì đề xuất 2 quyển sách khác là “Tribes” và “The Purple Cow” của ông hơn.

 

9210 444852328897539 662408080 a Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Full   3 phần]

http://tiki.vn/purple-cow-new-edition-transform-your-business-by-being-remarkable-includes-new-bonus-chapter.html?ref=c43.c313.c328.

http://tiki.vn/tribes-we-need-you-to-lead-us.html?ref=c22.c43.c177.

 

Về những quyển sách này anh rất khuyên nên đọc sách tiếng Anh, để hiểu rõ văn phong và thấu hiểu các thuật ngữ. Vì đây là sách tiếng Anh nên giá khoảng 500 – 800k VND/quyển, có thể hơi “đau răng” với các bạn trẻ – nhưng tin anh đi, đó sẽ là một khoản đầu tư tuyệt vời cho nghề nghiệp của em, tốt hơn rất nhiều những khoản tiền có-cho-vui, vd Ipod chẳng hạn. Khi em đi phỏng vấn, riêng việc biết những “đại thụ” ngành quảng cáo, biết các thuật ngữ (bằng tiếng Anh) đã là một ưu thế không nhỏ đấy.

 

Về kỹ năng thì khó hơn một chút, vì kỹ năng này phải kết hợp với kiến thức và tư duy. Nếu chỉ kỹ năng tốt, ví dụ – thiết kế tốt chẳng hạn, thì rất dễ bị thành “thợ thiết kế” chứ chưa hẳn là marketer. Và đối với kỹ năng thì “practice makes perfect”: tập luyện nhiều sẽ mang lại thành quả.

 

Đối với phân ngành agency, 5 kỹ năng cần thiết nhất bao gồm:

 

1. Kỹ năng quan sát: bản thân sản phẩm của khách hàng được làm ra để giải quyết những nhu cầu thật trong cuộc sống, và truyền thông cũng vậy. Người làm quảng cáo tốt cần nắm bắt mọi khoảng khắc của cuộc sống, vì đó sẽ là những nguyên liệu dồi dào cho sáng tạo.

                         “Chúng ta không thể sáng tạo nhiều hơn những gì chúng ta sống được”

 

Mẹ tôi lúc đó bệnh nặng lắm, những ngày cuối đời rồi, lúc đó tôi vừa ra vào bệnh viện vừa ngập đầu công việc, mặt mũi xanh xao hốc hác. Mẹ nói thều thào với tôi vì vẫn còn rất mệt “Tội nghiệp, con tôi xanh quá, khi nào khỏe mẹ sắc thuốc cho con uống nhé!”

 

Giờ tôi đã hiểu vì sao anh giỏi vô cùng khi làm cho các nhãn hàng có liên quan đến tình mẫu tử.

http://www.toiyeumarketing.com/think/nhat-ki-sang-tao-2-cam-nghiem/

 

 2. Kỹ năng phân tích: quan sát đấy, nhìn thấy đấy nhưng có “nhìn thấu, nghe thủng” chưa lại là vấn đề khác. Tất cả những hành động sự việc trong cuộc sống đều có những nguyên nhân ẩn chứa đằng sau, và người làm truyền thông cần luôn giữ trong đầu câu hỏi “Why”? Và khi đào bới tìm ra nguyên nhân sâu xa ấy (người ta gọi là “insight” – sự thật ngầm hiểu) thì người làm truyền thông mới thật sự “thấu hiểu” (“insightful”).

 

3. Kỹ năng suy nghĩ logic: truyền thông cuối cùng lại vẫn là một ngành “giải quyết vấn đề”. Logic giúp chúng ta xác định “đề bài” và “ẩn số” cũng như thử nghiệm các phép toán để làm ra một kết quả hoàn hảo nhất. 

 4. Kỹ năng truyền đạt: bản thân người làm truyền thông thì khi “truyền” thông tin đi phải “thông”.  Người làm trong công ty truyền thông sẽ giao tiếp rất nhiều với người tiêu dùng, khách hàng, đồng nghiệp, đối tác – giao tiếp hiệu quả là nền tảng của một nhân viên thành công. Hay nói như một chị sếp cũ của anh “Ý của em, em nói còn không xong thì làm sao đi nói hộ thương hiệu khách hàng được?”

 

agency cũng như con người, không ai sống được với chỉ bán cầu não phải.

Nên cám ơn em, ngọt ngào làm sao “Ráng đi anh, xong tối nhậu với em!”

http://www.toiyeumarketing.com/think/nhat-ki-sang-tao-30-anh-can-em/

 

5. Kỹ năng làm việc nhóm: sẽ không có “superman” nào trong công ty quảng cáo cả – tất cả những ý tưởng tuyệt vời đều là thành quả của một quá trình làm việc kỷ luật, căng thẳng và ăn ý của một tập thể các nhân sự, từ creative, planner đến cả …tea lady. Không ích kỷ, không “giận hờn trẻ con”, chịu lắng nghe, hay chia sẻ thì lâu chậm rồi cũng xong việc.

 

Nói “Ý tưởng này là của tôi” là một thái độ hết sức không chuyên nghiệp, rất trẻ con. Bạn không phải là nhà thơ, hay điêu khắc gia, những người một mình tác chiến làm nên một tác phẩm nghệ thuật. Một chiến dịch quảng cáo được làm nên là công sức của gần cả trăm người. Dưới vòm trời này, Thượng Đế đã tạo nên tất cả, việc của người làm sáng tạo chỉ là kết nối, “râu ông nọ cắm cằm bà kia” để tạo nên ý tưởng mới, phù hợp mà thôi.

http://www.toiyeumarketing.com/think/nhat-ki-sang-tao-28-y-tuong-nay-la-cua-chung-minh/

Trong 5 kỹ năng này, kỹ năng nào “học được”, “học là được” – kỹ năng nào “học là không đủ” hay tuyệt kỹ nào là “không thể học được”? Xin hẹn em vào thứ 3 tuần sau nhé.

 

Hy vọng bài viết này mang lại cho em thêm vài thông tin hữu ích.

 

——————————-

 

Chào các bạn học viên yêu mến của AiiM Education,

 

AiiM xin tiếp tục quay lại với phần 2 của câu trả lời dành cho bạn Hoàng Xuân An là

“em muốn phát triển nghề nghiệp theo ngành marketing communication – phân ngành agency thì nên phát triển theo hướng nào và học đại học nào?”

Xem phần 1: http://on.fb.me/UDe66a

Xem phần 3: http://on.fb.me/VVsllO

 

Tiếp tục phần 2, anh Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc kinh doanh, AiiM Education sẽ giải đáp thắc mắc xung quanh công thức

“thành công = 50% kỹ năng + 25% kiến thức + 25% vốn sống”

 

Để hiểu thêm về nghề nghiệp ngành Marketing, nhanh tay đăng ký buổi “Định hướng nghề nghiệp ngành Marketing”:

http://aiim.edu.vn/khoa-hoc/marketing-career-orientation-mien-phi/

 

Slide tham khảo:

http://www.slideshare.net/aiimeducation/aiim-marketing-career-orientation-general-about-marketing-industry-14633015

—————————————

 

“Chào các bạn,

 

Trong phần đầu tiên của câu trả lời, anh đã nêu ra 5 kỹ năng cần thiết cho các bạn “nhập môn” ngành Communication là: 1. Kỹ năng quan sát, 2. Kỹ năng phân tích, 3. Kỹ năng suy nghĩ logic, 4. Kỹ năng truyền đạt, 5. Kỹ năng làm việc nhóm.

 

Trong 5 kỹ năng này, kỹ năng nào chúng ta có thể “(tự) học là được”?

Anh nghĩ đó sẽ là 3 kỹ năng đầu tiên: quan sát – phân tích và suy nghĩ logic. Hiểu như thế này nhé: các công ty bỏ rất nhiều tiền ra làm quảng cáo không phải là một hình thức nghệ thuật hay giải trí cho người tiêu dùng, mà để truyền tải thông tin một cách thuyết phục. Vì vậy yếu tố đầu tiên của người làm Communication là phải “đọc” và “hiểu” quảng cáo đã, rồi mới “nói” lại cho người tiêu dùng được.

 

Nên các bạn có thể tự rèn luyện 3 kỹ năng trên bằng một bài tập nho nhỏ sau:

 

“Khi xem các đoạn TVC quảng cáo hay mẫu quảng cáo trên báo, hãy cố gắng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:

a. Mục tiêu của mẫu quảng cáo này muốn truyền tải thông tin gì? Thông tin đó có ích gì cho doanh nghiệp?

b. Khách hàng mục tiêu mà mẫu quảng cáo này muốn nhắm đến là ai? Vấn đề của người tiêu dùng là gì? Và nhãn hàng thể hiện vai trò ra sao?

c. Ý tưởng chủ đạo của mẫu quảng cáo này là gì? Cách thể hiện thông điệp này của nhãn hàng khác biệt với các đối thủ cùng ngành như thế nào?”

 

Để hiểu rõ hơn, anh sẽ phân tích thử một mẫu quảng cáo khá “ấn tượng” của công ty Ogilvy&Mather làm cho Bộ giao thông để cổ vũ việc đội nón bảo hiểm.

 

380607 447314961984609 1933918770 a Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Full   3 phần]

“Tất cả đều là ngụy biện. Hãy đội nón bảo hiểm. 12,000 người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông”

 

—-

Mục tiêu của mẫu quảng cáo này là gì? Thông tin đó có ích gì cho doanh nghiệp?

 

Mục tiêu của mẫu quảng cáo này là “gạt bỏ những lý do không chính đáng và cổ động đội nón bảo hiểm”. Trường hợp này đây là một chiến dịch “truyền thông xã hội” vì “doanh nghiệp” ở đây là chính phủ, mục tiêu là sự an toàn của người dân.

 

Khách hàng mục tiêu mà mẫu quảng cáo này muốn nhắm đến là ai? Vấn đề của người tiêu dùng là gì? Và nhãn hàng thể hiện vai trò ra sao?

Khách hàng mục tiêu mà mẫu quảng cáo này muốn nhắm đến có vẻ là các bạn trẻ có xu hướng xem nhẹ tầm quan trọng của việc đội nón bảo hiểm. Và ẩn sâu đằng sau hành động đó là “sự thật ngầm hiểu” vì “tai nạn giao thông sẽ không xảy ra với tôi”.

“Vấn đề” của người tiêu dùng này là “excuse” – ngụy biện. “Đội nón bảo hiểm trông ngu ngốc. Đội nón bảo hiểm sẽ làm hỏng mái tóc của tôi …”

Và thông điệp của mẫu quảng cáo là “Tai nạn giao thông có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tất cả các lý do trên đều là ngụy biện, hãy đội nón bảo hiểm”.

 

Ý tưởng chủ đạo của mẫu quảng cáo này là gì? Cách thể hiện thông điệp này của nhãn hàng khác biệt với các đối thủ cùng ngành như thế nào?”

Ý tưởng chủ đạo của mẫu quảng cáo này là những hình ảnh hơi “ghê rợn” nhưng ấn tượng, để đánh tan tâm lý xem nhẹ an toàn của việc đội nón bảo hiểm.

Điểm khác biệt là cách tiếp cận rất thẳng và rất quyết liệt của mẫu quảng cáo này, so với các mẫu quảng cáo tuyên truyền rất thiếu thu hút trước đây.

 

598426 447314995317939 956036012 a Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Full   3 phần]

Một quảng cáo “xem rồi quên”

—-

Phần 2: Để có những yếu tố đó, thì phần nào có thể học được, và phần nào không chỉ “học là được”. Và không được thì làm sao cho được?

Thật sự thì đây cũng là câu hỏi phỏng vấn của khá nhiều các agency cũng như phòng marketing, để đánh giá mức độ quan sát và logic của em. Bản thân những người làm Communication cũng cần liên tục tham khảo các mẫu quảng cáo khác nhau, để trau dồi những phương pháp “truyền tải thông điệp”. Một trang web rất hay tổng hợp các mẫu quảng cáo là:

 

http://adsoftheworld.com/

 

Còn 2 kỹ năng “truyền đạt” và “làm việc nhóm” thì ít nhiều cần được trau dồi trong thực tế công việc. Đó cũng là lý do những bạn có kinh nghiệm đi làm thêm hay tham gia hoạt động xã hội/CLB sẽ thường được ưu tiên trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Và ngạc nhiên thay, kỹ năng khó nhất là kỹ năng “truyền đạt” – đặc biệt trong mảng agency là nơi bao gồm nhiều con người ở bộ phận và cá tính, chuyên môn khác nhau.

 

Kỹ năng truyền đạt trong các công ty agency, nhất là truyền đạt liên quan về ideas thì rất cần hạn chế việc “tam sao thất bản”. Để bảo đảm sự truyền tải chính xác và toàn vẹn nhất thông tin lẫn cảm hứng sáng tạo, các công ty agency có một dạng document riêng cho việc này – gọi là“Creative Brief”. Đúng như tên gọi, văn bản này rất ngắn (brief) – thường chỉ nằm trong 1 hay 2 trang A4, nhưng là “kim chỉ nam” của toàn bộ tập thể tham gia vào dự án. Những ý tưởng hay định hướng đưa ra đều được “phán xét” (judge) dựa trên việc “on-brief/off-brief” (có phù hợp với brief ban đầu không?)

 

Brief tiếng Anh có nghĩa là cái quần nhỏ, bận ở trong, ít khi khoe ra ngoài (trừ khi có sự cố lộ hàng). Phải thừa nhận cái brief nó ngắn nhưng rất “hứng”.

Và cái creative brief cũng vậy, ngắn nhưng đủ tạo nên cảm hứng cho bộ phận sáng tạo tạo ra những tác phẩm quảng cáo hay.

 

Brief thật ra chỉ là một văn bản nhằm để giao tiếp trong suốt quá trình sáng tạo. Khách hàng gởi cho chúng ta một cái brief gọi là client brief là đã hàm chứa trong đó những thông tin, yêu cầu của khách hàng. Nhưng ta vẫn cần một creative brief dùng trong nội bộ công ty quảng cáo.

 

Chi tiết bạn tham khảo thêm trong blog của anh Phương Hồ, giảng viên của AiiM nhé:

 

http://phuonghoblog.wordpress.com/2011/07/05/brief/

http://phuonghoblog.wordpress.com/2012/07/27/ngan-nhung-rat-hung/

——

 

Cuối cùng là đề tài muôn thưở của người làm Communication: vốn sống.

 

Nói một cách nào đó, người làm Communication – nhất là bộ phận Creative, là người mang những cái “tôi” trải nghiệm ra để làm nó rộng hơn, bao dung hơn để lay động cái “ta” của công chúng.

 

Tất cả những kinh nghiệm, quy trình, kỹ năng, kiến thức mà người làm Communication có được đều nhằm nhiệm vụ giúp họ dễ dàng “nói cho ra” những điều “ai cũng biết nhưng chưa ai nói”.

 

Vốn sống nhiều không có nghĩa là phải trải nghiệm quằn quại, lĩnh sẹo xăm hình – mà đơn giản là những người sống nhiều, quan tâm nhiều, suy ngẫm nhiều và không để bất kỳ khoảng khắc nào của cuộc sống trôi tuột qua một cách vô nghĩa và lãng phí.

 

Vốn sống, tuy là vô hình – không được ghi vào CV/Portfolios nhưng đó lại là điều làm nên sự khác biệt của những người làm Communcation giỏi. Viết nữa thì không biết bao giờ mới hết – thôi thì giới thiệu phần này để em đọc một loạt nhật ký của một người bạn anh vậy, hơi đặc biệt một chút – vì là “nhật ký sáng tạo”

 

http://www.toiyeumarketing.com/nhat-ki-sang-tao/

 

Ngày mai, hỡi những bạn trẻ say mê sáng tạo, hãy cầm lên quyển sách mình chưa đọc bao giờ, bắt chuyện với những người ở phòng khác trong công ty, vác máy chụp hình, quơ ba lô đến những nơi mới mẻ, chẳng cần qua 1 nước khác, đặt chân đến một quận khác là đã có rất nhiều cái mới rồi, đừng bao giờ nghĩ bạn đã thấy hết những ý tưởng của đất Sài Gòn.

 

Thất tình? Sẽ không ai viết về sự cô đơn hay bằng bạn. Mất việc? Bạn đã tích lũy vốn cho những lần “cà não” tìm ý tưởng cho nhãn hàng liên quan đến sự nghiệp, tiền bạc, tương lai… Cháy túi? Bạn sẽ hiểu sâu sắc trong đầu những người tiêu dùng thu nhập thấp đắn đo như thế nào khi chọn một món hàng.

Có lẽ vì thế mà những người giỏi trong ngành quảng cáo tôi gặp đều lên voi xuống chó, ăn thẹo rất nhiều của cuộc đời. Bên trong họ là gia tài những cảm nghiệm mà tôi không biết bao giờ mới sánh bằng.

 

Trời, xem lại đã viết thành 1 bài dài dằng dặc rồi – vẫn còn thiếu ý 3: “học đại học thì học được gì?”

Ai còn đọc nổi đến đây thì comment để anh biết còn viết tiếp nha.

 

——————————-

Phần 3: như mục tiêu trước mắt của bạn – thì trường đại học nào, phân ngành nào sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất khi làm agency?

Chào các bạn học viên yêu mến của AiiM Education,

 

AiiM xin tiếp tục quay lại với phần 2 của câu trả lời dành cho bạn Hoàng Xuân An là

“em muốn phát triển nghề nghiệp theo ngành marketing communication – phân ngành agency thì nên phát triển theo hướng nào và học đại học nào?”

 

Xem phần 1: http://on.fb.me/UDe66a

Xem phần 2: http://on.fb.me/T751UN

 

Để hiểu thêm về nghề nghiệp ngành Marketing, nhanh tay đăng ký buổi “Định hướng nghề nghiệp ngành Marketing”:

http://aiim.edu.vn/khoa-hoc/marketing-career-orientation-mien-phi/

 

—————————–

Đến phần cuối cùng của câu trả lời – và cũng là phần “nhạy cảm nhất”: muốn làm marketing agency thì nên học trường đại học nào? Và môi trường đại học giúp ích gì cho việc sau này làm marketing.

 

Đầu tiên hãy tìm hiểu kỳ vọng “một sinh viên tốt nghiệp đại học” trong mắt các nhà tuyển dụng là các anh chị có kinh nghiệm. Thế nào là “một sinh viên tốt nghiệp đại học tốt” – bao gồm 3 yếu tố:

 

1.  Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Việt và Power Point cũng như kỹ năng vi tính văn phòng (Word, Excel) tốt.

Điều nghe tưởng bình thường này hóa ra lại không bình thường chút nào khi nhiều bạn sinh viên chỉ dùng Power Point trong lúc bảo vệ đề tài tốt nghiệp, và khả năng Anh văn chỉ đủ để đọc phụ đề phim chứ không phải tranh luận hay diễn đạt ý tưởng của mình. Ngành truyền thông mà “truyền” không “thông” thì …

 

2.  Khả năng lập luận logic (hay “critical thinking”) tốt cũng như cẩn thận, suy nghĩ chín chắn trước khi làm mọi việc.

Như anh đã chia sẻ ở phần 2, trả lời được câu hỏi “why we/they are doing what we are doing?” là yêu cầu công việc của người làm quảng cáo. Và đó là điều các anh chị muốn test nhất trong lúc phỏng vấn tuyển dụng.

 

3.  Hiểu điểm mạnh và yếu của bản thân, cũng như mong muốn “đi làm thật sự” – đề cao nhu cầu và cơ hội học hỏi.

Một câu hỏi rất đơn giản nhưng nhiều bạn lại trả lời như “đang giỡn”: “Điểm mạnh nào của em phù hợp với vị trí này nhất”.

90% là các câu trả lời “nghe-như-đùa” là “năng động, sáng tạo, ham học hỏi, được đào tạo chuyên ngành” blah blah blah.

Học marketing, làm quảng cáo mà sao không thể tự quảng cáo cho mình vậy nhỉ?

Sinh viên còn thiếu kinh nghiệm, có thể chưa “biết người” nhưng không “biết ta” thì rất xứng đáng “vỡ môm”: http://www.toiyeumarketing.com/think/nhat-ki-sang-tao-64-vo-mong-hai/

 

Ở những tập đoàn đa quốc gia này, hàng ngày có cả trăm CV từ các sinh viên mới ra trường, mới về nước, máu sôi sùng sục sẵn sàng lăn xả vào làm không công 6 tháng trời, chỉ để xây portfolio cho mình. Họ trẻ tuổi, cá tính và không có gì để mất.

 

Nhìn trên 3 tiêu chí trên, thì một “sinh viên tốt” có thể đến từ bất kỳ trường nào? Điều đó không sai, vì ngành marketing rất cần các kỹ năng và vốn sống – nhiều hơn so với các kiến thức chuyên ngành. Nên cánh cửa nghề nghiệp ngành marketing không hề đóng lại với bất kỳ sinh viên trường nào. Thậm chí, các bạn không phải chuyên ngành là marketing lại là một lợi thế – vì các bạn hiểu “một nhóm khách hàng mục tiêu” rất rõ (như anh học Bách Khoa nên rất hiểu các nhãn hàng kỹ thuật), cộng thêm sự chăm chỉ và không ngừng học hỏi thì có thể sau 2 năm đi làm, tấm bằng Đại học chỉ còn tính chất tham khảo.

 

Nhưng nhìn theo một góc độ ngược lại, ngành marketing là một ngành ngày càng cạnh tranh – và sẽ không có khái niệm “tỷ lệ chọi” khi ngành này có thể dung nạp bất kỳ nhân sự từ ngành nào.Nên không có một sự “bảo đảm” nào từ tấm bằng đại học chuyên ngành marketing.Như kinh nghiệm bản thân anh, khi hỏi các bạn sinh viên một số trường rằng theo các bạn thì điểm khác biệt/nổi bật của các bạn là gì? Rất nhiều bạn trả lời rằng “em học chuyên ngành và đào tạo bài bản về marketing”. Điều đó có thể giúp ích cho em ít nhiều về nền tảng và sự tự tin, nhưng không quá đặc biệt (như mọi người vẫn nghĩ) khi xét tuyển ứng viên tại các công ty quảng cáo đâu. Một bạn học chuyên ngành marketing nhưng “không có gì đặc biệt” vẫn có thể bị loại khi cạnh tranh với một bạn học Sư phạm nhưng năng nổ, “thực học thực làm” và có khả năng giao tiếp tốt.

 

Nên, thực tế đáng buồn là hầu hết các công ty quảng cáo hiếm khi nào quan tâm về tấm bằng đại học của em, về “thứ mà cả ngàn người đều có mỗi năm”. Họ quan tâm chính xác vào em hơn, vào những gì rất riêng – rất đặc biệt của em. Biết như vậy thì chúng ta nên xem môi trường đại học là dung môi về kiến thức và những mối quan hệ nền tảng, còn những gì tinh túy/khác biệt của mỗi chúng ta thì cần phải tự bản thân tìm kiếm và xây đắp.

 

262791 448205481895557 1803539314 a Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Full   3 phần]

 

Xét môi trường đại học như một “dung môi” thì những trường đại học có nền tảng phong trào của sinh viên mạnh như ĐH Kinh Tế (có rất nhiều cuộc thi), ĐH Ngoại Thương (sinh viên rất năng động) …có thể là “điểm cộng” khi em lựa chọn trường. Hay những trường góp phần rèn luyện về khả năng giao tiếp và truyền đạt như ĐH Nhân Văn hay Học viện Báo Chí cũng là một lựa chọn rất tốt. Về nhóm các trường đại học phía Bắc thì anh chưa nghiên cứu nhiều nên cũng không có lời khuyên chính xác cho em.

 

Còn một thông tin có thể ít nhiều mang tính chất chủ quan của anh và những anh chị trong ngành mà anh biết, thì có một trường đại học cung cấp một nền tảng đào tạo tốt và thật sự khác biệt: đó là ĐH RMIT ở khu vực phía Nam (anh chưa làm việc với ĐH RMIT ở khu vực phía Bắc nên chưa biết). Thật sự, có thể làm phiền lòng một số bạn sinh viên trường khác – và tất nhiên không thể “vơ đũa cả nắm”, nhưng “khác biệt” hay “vượt trội về định hướng và mục tiêu nghề nghiệp” là nhận xét chung đối với sinh viên RMIT của hơn 30 anh chị phụ trách tuyển dụng tại các agency quảng cáo mà anh đã trao đổi.

 

Nói một cách công bằng, với học phí khoảng 80 triệu VND mỗi học phí (vị chi khoảng gần 800 triệu cho 9 học kỳ tại RMIT) thì kết quả nhận được “cũng xứng đáng” (trích lời anh Planning Manager một công ty quảng cáo lớn). Không thể yêu cầu các đại học công lập Việt Nam với mức học phí xấp xỉ 10 triệu mỗi năm cung cấp dịch vụ và kiến thức bằng RMIT được. Nhưng thật sự “có đầu tư có khác” khi nền tảng lớn nhất của các bạn sinh viên RMIT là tiếng Anh rất tốt và sự tự tin trong lúc phỏng vấn. Và những kiến thức mà sinh viên trường khác đa phần phải tự trải nghiệm như viết CV, phỏng vấn hay thuyết trình…đều được dạy khá bài bản trong chương trình của RMIT. Theo anh biết, trong trường RMIT có một khoa rất chuyên biệt là Professional Communication dạy rất sâu về phân ngành Communication agency – và hầu hết các bạn học khoa này ra sẽ bắt đầu tại vị trí Account Executive (mảng Client Services) hay Copywriter (mảng Creative). Các kiến thức, yêu cầu công việc hay từ ngữ chuyên ngành đều được dạy chi tiết, và sẽ tiết kiệm cho các anh chị Manager rất nhiều thời gian training.

 

Gần 800 triệu cho 3 năm học tại RMIT là một khoản đầu tư rất lớn, nên em và gia đình nên cân nhắc nhiều yếu tố khác trước khi quyết định. Và thật sự, không có nghĩa học các trường khác thì không có được những ưu điểm đó – nhưng đó sẽ phải là sự tự cố gắng rất nhiều của bản thân em. Điều này cũng phần nào phản ánh một “sự thật đau lòng” trong ngành marketing: nếu (chiến dịch truyền thông) có ngân sách lớn thì có nhiều điều kiện thành công, còn thành công với ngân sách nhỏ thì cần rất nhiều cố gắng.

 

Đúc kết lời khuyên của anh: mục tiêu và quyền lợi lớn nhất của thời gian đại học là trải nghiệm, và tiếp thu thông tin và tư duy phản biện, là “học” thật sự đi kèm với “hành” (nhưng là “hành động” chứ không phải “thực hành). Em đừng quan tâm quá nhiều đến “núi kiến thức” khổng lồ mà em được/bị “nhồi nhét” – hãy quan tâm đến những kiến thức mà em có thể áp dụng vào thực tế và thật sự “cùng nhau ta đi hết ý tưởng này”. Nếu em có một ý tưởng về một sự kiện, hãy làm nó. Nếu em muốn làm một poster cho bộ phim mình thích, cứ làm đi.

 

Hãy mang đến cho công ty quảng cáo những trải nghiệm sôi động và những tác phẩm ướt mồ hôi của em, chứ đừng mang đến một “núi lý thuyết” đi kèm một tấm bằng 9,0 còn thơm mùi mực. 

 

————————————

 

Xem cái bài viết liên quan: 

1/ Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [phần 1]

2/ Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [Phần 2]

3/ Câu hỏi marketing tuần 1: Muốn làm agency thì phải học gì? Và học gì ở đại học? [phần 3 – phần cuối]

4/ Câu hỏi marketing tuần 2: Ngành Event là phân hệ nào trong tổng thể của Communication?

5/ Câu hỏi marketin tuần 3: Tổng quan về ngành PR tại Việt Nam

6/ Câu hỏi marketing tuần 4: Học ngành nhà hàng – khách sạn thì giúp ích cho công việc marketing thế nào? [Phần 1]

 

Theo AIM

Kiến thức cơ bản về marketing


Marketing là gì? Client và Agency khác nhau như thế nào? Có bao nhiêu vị trí trong ngành marketing hiện nay? Công việc cụ thể của từng vị trí như thế nào? Những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm nào giúp bạn ứng tuyển thành công và làm việc hiệu quả ở những vị trí đó? 

Chắc rằng rất nhiều bạn trả lời được những câu hỏi ở trên và rất rất nhiều bạn thì không. Bài viết này nhằm note lại những gì đã nghe từ buổi hội thảo cộng với những hiểu biết cá nhân; Clear với các bạn những vấn đề mà bạn sẽ đau đầu trong một ngày gần đây khi bắt đầu xin việc.

#1- Marketing là gì? Marketing được hình thành bởi hai quá trình:

  • Hiểu nhu cầu.
  • Đáp ứng nhu cầu tối đa.

(Trước đây)

  • Tạo nhu cầu / Phát hiện nhu cầu.
  • Đáp ứng nhu cầu tối đa.

  • (Hịên tại)

    #2 – Các khái niệm

    Để thực hiện tốt những quá trình trên cần rất nhiều bàn tay. Mỗi bàn tay chuyên về một lĩnh vực, vì thế, marketing có rất nhiều vị trí.

    Đầu tiên, marketing được chia thành 2 tiến tuyến là Client và Agency.

    Client: Là công ty công ty kinh doanh. Họ có sản phẩm, công việc chính của họ là bán hàng, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, kích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều và nhiều hơn nữa. Đối tượng chính của họ là khách hàng. Niềm vui của họ là lợi nhụân trong kinh doanh. Client là công ty làm vế thứ hai của marketing – đáp ứng nhu cầu tối đa của người tiêu dùng.

    Agency: Là công ty thực hiện vế đầu của marketing – tìm hiểu / tạo / phát hiện nhu cầu của người tiêu dùng. Hiểu hành vi của họ, yêu ghét của họ đối với sản phẩm đang thực hiện với client. Từ đó tìm cách vận động người tiêu dùng nhổm mông ra khỏi nhà, xách giỏ đi chợ, ghé lại lâu hơn trong tiệm bách hóa, trung tâm mua sắm, thì thầm với chị em phụ nữ là shopping nhiều sẽ khiến các chị trẻ đẹp lâu hơn,bảo với các anh là click chuột đặt hàng ngay kẻo lỡ dịp giảm giá suốt năm.

    Tiếp theo, là các vị trí trong ngành marketing.

    vitrimarketing

    Ở các công ty client, có một số vị trí mà bạn thường thấy sau:

    Brand managers: Gíam đốc thương hiệu. Là một người ở giữa mọi người, là cầu nối giữa các đối tác bên trong lẫn bên ngoài công ty, từ bộ phận sản xuất, kỹ thuật, đến bán hàng, nhân sự, đại lý, cho đến các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, quan hệ cộng đồng (PR), nhà tư vấn luật, các cơ quan báo chí truyền hình, cơ quan quản lý thương mại, văn hoá, các công ty tổ chức sự kiện, các tổ chức xã hội, … Nhưng nếu ở một công ty lớn thì một số khâu được các công ty agency thực hiện.

    Chief marketing officer: Gíam đốc marketing. Là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.

    PR manager: Người chịu trách nhịêm PR cho nhãn hàng. Làm các công việc về PR. Nhưng có thể thuê công ty chuyên về PR thực hiện.

    Marketing manager.

    Assitant brand manager: Trợ lí nhãn hàng.

    Về phía các công ty agency:

    Copywriter: Lên ý tưởng, viết ý tưởng. Thường thì copywriter phải viết rất nhiều bản nháp với rất nhiều ý tưởng khác nhau để khách hàng chọn. Để làm copywriter, bạn phải có vốn ngôn ngữ phong phú, hiểu địa phương, tập quán vùng miền, hiểu hành vi khách hàng và ứng xử của khách hàng đối với nhãn hàng bạn đang viết. Hiểu biết của khách hàng, nhìn nhận của khách hàng về sản phẩm (tốt, xấu, yêu, ghét) để đánh trúng đích. Để làm copywriter, bạn phải đi nhiều, đọc nhiều, trải nghiệm nhiều, phải nhạy bén với cái mới xung quanh, nhìn vấn đề khác đi và đa diện hơn.

    Art director: Thẩm mĩ của ý tưởng. Để ý tưởng không phải là sản phẩm của thế kỉ 18 hay thời đại đồ đá, để ý tưởng thu hút được đối tượng khách hàng tốt nhất. Ai nên mặc gì, nói câu gì, thể hiện câu nói ra sao, phong cách thế nào. Âm nhạc ra sao, quay ở đâu, chụp ở đâu. Mời ai đóng chính để tạo hiệu ứng tốt, … Người này phải nhạy cảm với cái đẹp, update xu hướng thường xuyên, làm cho mình luôn mới và dĩ nhiên làm cho các ý tưởng phải luôn mới, thời trang, đẳng cấp,… (tùy theo sản phẩm).

    Creative director: Chọn ý tưởng. Cân nhắc, xem xét ý tưởng nào sẽ tạo hiệu ứng tốt nhất. Người này phải có tầm nhìn, nhạy bén với hành vi người tiêu dùng, dự đóan dựa trên tìm hiểu, hiểu biết và kinh nghịêm.

    Designer: Thiết kế, vẽ story board, … Người nắm bắt ý tưởng nhanh chóng và thể hiện ý tưởng được giao rõ ràng nhất. Phải ăn rơ với copywriter, art director và creative director.

    Account manager: Mang lại các hợp đồng cho công ty. Là người giữ vị trí tiền tuyến của công ty. Người này là người tài giỏi, có tầm nhìn và có khả năng thiết lập quan hệ tốt, giao tiếp tốt. Người này có khả năng cao nhất trong con đường thăng tiến lên vị trí giám đốc vì có các kĩ năng và kinh nghiệm làm việc với khách hàng và các vị trí khác trong công ty.

    Account executive: Người nhận yêu cầu từ khách hàng và triển khai lại với các vị trí khác trong công ty. Người làm hài lòng khách hàng và mang lại nhiều hợp đồng hơn cho công ty. Người khéo ăn nói, có tính kiên nhẫn cao, biết biến nặng thành nhẹ và ngược lại, biết lấy lòng khách hàng, nhận feedback và làm dịu cơn hỏa của các thiên tài ý tưởng. Nhận bản nháp đã sửa đổi và chỉnh sửa lại cho sát với yêu cầu của khách hàng. Gặp gỡ và bàn giao công việc với khách hàng.

    Marketing executive: Làm công việc sale và marketing. Vị trí này thấp hơn Account executive và Account manager, bù lại, có ít áp lực hơn từ công việc.

    #3 – Hiểu hơn về kiến thức, kĩ năng, thái độ, kinh nghiệm

    Để làm việc ở môi trường công nghiệp, chuyên nghiệp, trẻ, năng động và chạy cuống đít, các bạn cần phải có nền vững chắc. Nền vững chắc đó là gì?

    – Kiến thức: Không chỉ đối với marketing mà đối với tất cả các ngành nghề khác, để làm tốt nó, bạn phải hiểu nó. Bạn phải có kiến thức về nó, càng có kiến thức sâu, bạn càng có thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình. Kiến thức học từ đâu? Khi xác định xong bạn muốn gì, yêu mưa ghét nắng thế nào rồi thì bạn cần vạch rõ những gì bạn cần có để phục vụ cho công việc của bạn. Ví dụ bạn thấy mình thích hợp với vị trí copywriter thì bạn phải học những kiến thức của copywriter, cách họ viết, cách họ idea, cách họ think. Những bước nào để đưa ý tưởng ra giấy, những sở thích, năng khiếu nào giúp bạn sáng tạo nhanh chóng hơn, nhiều hơn và tốt hơn. Những quyển sách nào nên trao dồi để có thêm vốn từ, vốn sống. Phải đi đâu, làm gì để hiểu hành vi khách hàng. Phải sử dụng hình thức diễn giải nào cho phù hợp, …

    – Kĩ năng: Kĩ năng để bạn hòa nhập dễ dàng với mọi người, kĩ năng xử lí tình huống, xử lí công việc. Kĩ năng này bạn sẽ được học nếu bạn thực tập ở các công ty client và được quan sát thực hành theo nếu bạn làm agency. Điều quan trọng là bạn phải tự trao dồi, bởi tốc độ công việc không cho phép mọi người níu tay chỉ việc cho bạn. Tự túc là hạnh phúc. Để có kĩ năng, bạn phải làm. Làm công việc càng tiệm cận với vị trí mà bạn mong muốn ăn nằm với nó trong thời gian rất dài sau này thì bạn càng dễ có được công việc mong muốn. Một người thích viết, có ý tưởng tốt và phun ra ào ạt thì việc dạy kèm tin học chẳng giúp ích gì cho bạn trong việc cải thiện kĩ năng.

    – Thái độ: Đối với marketing, dù bạn ở vị trí lớn hay nhỏ, ở công ty nhỏ hay lớn thì bạn cũng cần có thái độ nghiêm túc trong công việc. Có khả năng làm việc độc lập tốt, không dựa dẫm, không ủy mị, không tự kỉ. Thái độ khi làm việc nhóm, khi tiếp xúc khách hàng, khi thuyết trình, khi nói chuyện với cấp trên, với bạn đồng nghiệp, với chính bản thân mình là những thứ không ai có thể dạy cho bạn toàn bộ. Trong môi trường này, bạn phải nhìn, nhìn và thay đổi cho phù hợp.

    – Kinh nghiệm: Là thứ giúp bạn được đánh giá cao và thăng tiến dễ hơn trong sự nghiệp. Kinh nghiệm làm cho bạn có cái nhìn khách quan, tổng thể và sâu sắc hơn trong các vấn đề. Kinh nghiệm giúp bạn xử lí tình huống tốt hơn, mà trong cạnh tranh bây giờ gọi là xử lí khủng hoảng, thứ mà bạn luôn phải chực chờ đối mặt. Kinh nghiệm giúp bạn nhìn trước được diễn biến của vấn đề, hành vi và cách ứng xử của khách hàng, …

    Những yêu cầu trên là luôn cần thiết, không bao giờ là đủ không chỉ đối với marketing mà còn đối với những ngành khác và trong chính cuộc sống. Nhưng đam mê, đam mêđam mê mới là chiếc nam châm níu bạn ở lại với nghề.

    Bây giờ, bạn đã sáng tỏ hơn về marketing. Bạn cũng biết có bao nhiêu vị trí trong ngành marketing, bạn khoái và hợp ở vị trí nào. Công việc cụ thể của vị trí bạn yêu thích là gì. Bạn cần trao dồi thêm những vấn đề gì để có thể vươn tới vị trí mà bạn mong muốn. Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn!

    <

    p style=”text-align:right;”>Kiều Hải Yến