Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự


Hôm nay, mình đã khóc vì một vết thương lòng. Sự yếu đuối ko kiềm lại được. Gia  đình là điểm tựa của mình và cũng là điểm yếu của mình. Không biết bao giờ mình có thể mạnh mẽ hơn và thôi không khóc trước điều đó nữa. Công việc mình không biết sẽ đi đến đâu, tương lai thế nào, chỉ biết là mình đang bắt đầu hành trình của mình. Hơi muộn để bắt đầu nhưng còn hơn là ko bao giờ bước đi tiếp.

Đọc được một bài phát biểu của Tiến Sỹ Trần Vinh Dự, cảm thấy có chút gì đó thôi thúc, hiểu được rằng ai cũng từng trải qua khó khăn cả, nên mình cũng không phải nản làm gì. Chia sẻ lại bài phát biểu này để mọi người có thể đọc và có thể sau này một ngày nào đó bản thân mình cần xem lại…

Tôi rất hân hạnh được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay của các bạn, những cựu sinh viên yêu quý của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.

Điều thứ nhất là về sự thất bại

Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995 và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu tiên.

Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập. Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường.

Nhưng đáng tiếc là chương trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.

Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó chỉ có 400 nghìn đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày.

Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.

Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng.

Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút.

Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.

Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án.

Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.

Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007, tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường.

Ngay từ trước khi ra trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn 100 nghìn USD/năm.

Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc.

Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.

Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam.

Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường.

Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.

Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm.

Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời.

Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra.

Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự.

Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn. Và đó là chia sẻ đầu tiên.

Điều thứ hai là về sự hữu hạn của cuộc đời

Khi tôi còn ở những năm đầu của tuổi 20, tôi không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó mình trở nên già đi. Với tôi khi đó chỉ có tuổi trẻ.

Thế nhưng đứng trước các bạn ngày hôm nay ở đây, tôi nhận ra 15 năm đã trôi qua như một giấc mơ. Chỉ 3 năm nữa tôi sẽ bước vào tuổi 40. Thêm một giấc mơ 15 năm nữa giống như giấc mơ vừa qua và tôi sẽ ngoài 50 tuổi.

Điều đó cũng sẽ đến với các bạn. Rất nhanh thôi, 10 năm, 20 năm, rồi 30 năm sẽ trôi qua và một sáng thức dậy các bạn sẽ thấy tóc trên đầu mình có nhiều sợi bạc.

Điều đó không có gì là đáng buồn. Ngược lại, nó là một động lực lớn nếu các bạn biết tận dụng.

Hiểu rằng mình sẽ già đi và biến mất khỏi trái đất này như là một lẽ tự nhiên cũng có nghĩa rằng bạn sẽ biết yêu quý từng ngày còn lại và biết dùng nó một cách có ích nhất.

Thế nào là có ích? Tôi không có ý nói đến việc bạn phải có những đóng góp lớn lao cho xã hội hoặc những hi sinh phi thường. Cái có ích mà tôi nói đến ở đây là các bạn chỉ sống có một lần cuộc sống này, vì thế hãy làm những gì các bạn thực sự yêu thích nhất.

Tôi muốn mượn lời Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Stanford. Jobs nói rằng: “Thời gian của các bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác.

Đừng bị sập bẫy các giáo điều để phải sống cuộc sống của mình theo cách nghĩ của người khác. Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn.

Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn. Chúng là thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào. Những thứ khác đều là thứ yếu.”

Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ vượt qua những thử thách hơn.

Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình.

Tôi là một người ham viết lách từ nhỏ. Ngay khi còn là học sinh phổ thông cơ sở, tôi đã viết tiểu thuyết và làm thơ.

Tiểu thuyết của tôi chưa bao giờ được đăng, và thơ của tôi cũng vậy. Có lẽ tiểu thuyết của tôi quá dở và thơ của tôi cũng cộc cằn.

Tôi không làm thơ và viết văn nữa, nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày một lớn. Cuối cùng, tôi trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và quan hệ quốc tế.

Trong mười năm nay, tôi đã có gần 1 nghìn bài viết đăng tải trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của tôi. Nó làm tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa.

Nếu như nhiều tuần qua đi không thể viết những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy thiếu hụt như thiếu hụt ôxy để thở, và tôi phải quay lại viết bằng được.

Trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay, hẳn sẽ có một số bạn đã thực sự biết mình muốn làm gì. Các bạn thật may mắn. Với phần lớn các bạn khác, có lẽ các bạn vẫn còn chưa biết mình muốn làm gì. Các bạn hãy tiếp tục tìm kiếm.

Cũng giống như tất cả các vấn đề thuộc về trái tim, các bạn sẽ biết mình tìm ra nó khi gặp nó. Các bạn không được dừng lại trước khi tìm ra. Và khi đã tìm ra công việc mà mình thực sự ưa thích, các bạn hãy theo đuổi nó bằng toàn bộ năng lượng của mình.

Vì thời gian của các bạn trên đời này chỉ là hữu hạn, các bạn sẽ già đi, và chắc chắn các bạn không muốn trở thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ.

Điều thứ ba là sự thành đạt và hạnh phúc

Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng có cơ hội để trở thành một thiên tài. Không phải ai sinh ra cũng trong một gia đình giàu có, hoặc có cơ hội để trở thành giàu có.

Tôi không phải là một thiên tài, và cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ là một người thực sự giàu có.

Có thể trong số các bạn tốt nghiệp ngày hôm nay sẽ có một số ít bạn trở thành những người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có về sau, nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn sẽ là những người có cuộc sống bình thường.

May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có thì mới có hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược lại, có nghĩa là người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh phúc.

Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có, và những gì xung quanh bạn.

Hạnh phúc không phải là một khái niệm vật lý với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con người, và vì thế, nó có có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ có chính bạn mới giải mã cho mình được. Nếu biết cách giải mã, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các bạn đi vĩnh viễn. Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình có.

Và lý do để tôi chia sẻ điều này là vì hôm nay là ngày của các bạn.

Các bạn đã đặt thêm được một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình. Những khó khăn cực nhọc trên ghế nhà trường đã qua, những khó khăn cực nhọc trên con đường mưu sinh và khẳng định bản thân đang đến.

Nhưng ngay lúc này, chính lúc này đây, các bạn có quyền dừng lại trong một ngày;

Có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được, có quyền vui chơi với các bạn đồng khoá và thầy cô thêm một ngày nữa như những sinh viên còn đang học, có quyền tổ chức tiệc tùng để ăn mừng thành tựu của mình.

Không có ai sống thay cuộc sống của các bạn, và các bạn cũng không cần phải sống thay cuộc sống của ai. Vì thế, không ai có quyền đánh giá hay nghi ngờ những nỗ lực mà các bạn phải trải qua để đến được với thời khắc này.

Chúng tôi, những người đàn anh, đàn chị, những người đã đi trước, vui mừng và nghiêng mình trước các bạn. Chúc tất cả các bạn thành công và hạnh phúc.

TS Trần Vinh Dự

Tiến sĩ Trần Vinh Dự (SN 1977) hiện là Tổng Giám Đốc của công ty tài chính TNK Capital và cổ đông sáng lập của tập đoàn giáo dục ISmart Education tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế (1999) và làm giảng viên trường ĐH Kinh tế, thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội (1999-2001).

Ông từng tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế (2003) và tiến sĩ kinh tế (2007) tại Đại học Texas tại Austin (University of Texas at Austin).

Quá trình học và nghiên cứu của ông tại đây được tài trợ toàn bộ bởi quỹ học bổng Harvard Yenching, thuộc Đại học Harvard.

Ông từng là chuyên gia kinh tế của tập đoàn ERS Group (Washington DC và San Francisco, Hoa Kỳ) (2007-2010) và là cố vấn kinh tế cao cấp của tập đoàn Vina Capital (Tp. Hồ Chí Minh) (2010).

黄金の花 (Kogane no hana)


Hôm nay đang mê mẩn bài Kogane no Hana với giọng hát  của chị Dương Linh ❤ Thấy dân ca Okinawa cũng hay ghê. Chắc cũng lọ mọ học thôi 😀

Kogane no hana ga saku to iu
Uwasa de yume wo egaita no
Kazoku wo furusato, furusato ni
Oite nakinaki, detekita no

Soboku de junjouna hitotachi yo
Kireina me wo shita hitotachi yo
Kogane de sono me wo yogosanaide
Kogane no hana wa itsuka chiru

Anata no umareta sono kuni ni
Donna hana ga sakimasuka
Kami ga ataeta takaramono
Sore ni okane ja nai hazu yo

Soboku de junjouna hitotachi yo
Hontou no hana wo sakasete ne
Kogane de kokoro wo suttenaide
Kogane no hana ga itsuka chiru

Kogane de kokoro wo suttenaide
Hontou no hana wo sakasete ne

じこしょうかい – Introduce myself


はじめまして。

わたしはNguyet Hang です。にしゅういっさいです。

わたしはCOFERがっこうのだいがくせいです。DongThapから きました。

どうぞ、よろしく おねがいします。


Nice to meet you!

My name is Hang. 21 years old.

I’m a student of College of Foreign Economic Relation. I’m from Dong Thap province.

I hope to build a good relationship with you.

 

DQD_HRH

 

12 mẹo đọc hiểu tiếng Nhật


12 Mẹo đọc hiểu tiếng Nhật

Mẹo 1: [Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới]
Rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nếu đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Bạn hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới xem sao nhé!

Mẹo 2: [Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”]
“Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”
Ví dụ: Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao?
→ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.
Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.
Tất nhiên, câu hỏi trong đề thi cũng thường liên quan đến nội dung đó.

Mẹo 3: [Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.]
Sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy?
Nếu hỏi tại sao thì bởi vì dù có làm thay đổi mạch văn nhưng nội dung cần trình bày vẫn thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Chình vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính (đáp án đấy)

Mẹo 4: [Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, khả năng lý giải sẽ tốt hơn]
Khi đọc một đoạn văn nào đó thì giữa ‘đọc mà không biết chủ đề’ với ‘đọc mà biết rõ chủ đề’, cái nào sẽ dễ hiểu hơn?
Đương nhiên là ‘đọc mà biết rõ chủ đề’ sẽ dễ dàng hiểu được nội dung đoạn văn hơn rồi.
Trước khi đọc toàn bài, nếu đọc qua những thông tin mấu chốt trước sẽ hiểu được đại khái nội dung đoạn văn trước khi đọc câu hỏi.
Đọc phần mấu chốt đoạn văn chỉ khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề sẽ được cải thiện.

Mẹo 5: [Mục đích của đọc hiểu là nắm được chính xác ý quan điểm, ý kiến của tác giả]
Mục đích đọc hiểu chính là hiểu đến cùng điều tác giả muốn nói.
Vì vậy, nhất định phải xem kỹ phần nội dung thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Đặc biệt là đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.

Mẹo 6: [Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ]
Định nghĩa ngôn từ thường khởi đầu để triển khai chặt chẽ những nội dung tiếp theo cũng như chính suy nghĩ của tác giả.
Cả người viết những đoạn văn như thế cũng phải chú ý kỹ đến cách định nghĩa ngôn từ.
Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả.
Khi làm bài đọc hiểu cũng cần những gợi ý như vậy.

Mẹo 7: [Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó]
Diễn đạt bằng ví dụ là cách diễn đạt gián tiếp.
Vì thế, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.
Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, thì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

Mẹo 8: [Từ được lập lại nhiều lần chính là từ khóa. Nên xem kỹ nội dung câu văn chứa từ khóa.]
“Từ” được lập lại nhiều lần chính là “từ” mà lúc nào tác giả cũng nghĩ đến.
Tức là từ khóa trong suy nghĩ của tác giả.
Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa (giải thích suy nghĩ của tác giả), hoặc là quan điểm của tác giả.
Nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.

Mẹo 9: [Câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án]
Các bạn khi gặp câu hỏi đúng sai thì có thể đưa ra câu trả lời ngay không?
Câu hỏi đọc hiểu của 1kyu thì không đơn giản kiểu như có thể trả lời ngay được.
Dù có vội vã đưa ra đáp án cũng rất dễ sai.
Khi đó, ngược lại nên chú ý vào phần nội dung trình bày sai không phải là đáp án.
Còn lại lựa chọn khác với nguyên văn, hiển nhiên sẽ là đáp án (phương pháp loại suy)

Mẹo 10: [Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau]
Liên từ là từ biểu thị quan hệ ý nghĩa (quan hệ có logic) giữa đoạn văn sau với đoạn văn trước.
Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau.
Là phương pháp đọc lướt qua nhưng nếu làm triệt để cách này sẽ là giải quyết được dạng câu hỏi như thế này.

Mẹo 11: [Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B]
Tác giả đang định nhắn đến người đọc quan điểm của chính mình bằng nhiều cách.
Một trong số đó là những cách diễn đạt như: ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’
Tóm lại, tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bậc B_chính là quan điểm của tác giả.
Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B. Phần này cũng nên xem kỹ.

Mẹo 12: [Nếu lặp lại nhiều lần cách diễn đạt cùng một nội dung thì đó là trọng tâm quan điểm của tác giả. Cũng nên xem kỹ]
Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”

Cho dù thế nào thì tác giả cũng muốn người đọc hiểu được nội dung chủ yếu về quan điểm của mình.

Chính vì vậy, tác giả sẽ giải thích dưới nhiều góc độ để người đọc hiểu được những gì mình muốn trình bày.

Và thế là những chuyện giống nhau sẽ được tác giả trình bày bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau.

Tóm lại, đều là nội dung rất quan trọng. Nên phải xem kỹ.

(Sưu tầm)

わたしのげつじょうびです。


今日、私は9じにおきました。10じに、ごはんをたべました。それから、しごとをしました。

ホーチミンしはあめがふりました。すずしいですね。

ゆべ、私は午後5時に がっこうへいきます。不安ですね。