12 Dấu Hiệu Nhận Biết Một Người Đang Nói Dối


Hầu như mọi người bạn biết đều nói những lời nói dối nhỏ nhặt, nhưng vài người thậm chí đã đi quá xa khi nói dối về những vấn đề quan trọng có thể thay đổi những mối quan hệ xung quanh, và thay đổi sự nghiệp của họ. Thậm chí, lời nói dối có thể tống họ vào tù.

Nhận biết những lời nói dối nghiêm trọng thường là việc của FBI, họ thường xem nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và lời nói như những dấu hiệu “báo hiệu” là ai đó đang nói dối. Mark Bouton, là một đặc vụ FBI 30 năm và là tác giả của quyển “How to Spot Lies Like the FBI” chia sẻ với trang Business Insider rằng, ông đã dùng những dấu hiệu nhất định để xác định Timothy McVeigh là nghi phạm trong cuộc đánh bom Thành phố Oklahoma. Việc đọc được nét mặt để nhận ra những lời nói dối có thể hữu ích kể cả khi bạn không tham gia điều tra tội phạm, ông nói.

Ông cho biết: “Có một số biểu hiện trên gương mặt và phản ứng liên quan có thể ngụ ý rằng ai đó đang nói dối bạn. Một vài biểu hiện là do lo lắng, một số khác là do phản ứng hóa học và những biểu hiện còn lại là do phản ứng vật lý.”

Ông nói rằng để bắt đầu thì điều quan trọng là phải hiểu được người được hỏi cư xử bình thường như thế nào. “Tốt nhất là quan sát ai đó một lúc trong khi bạn trò chuyện lặt vặt hoặc hỏi những câu hỏi vô thưởng vô phạt để xem phản ứng bình thường của người ấy, bao gồm cả tật máy giật (cơ thỉnh thoảng lại giật một cách tự phát, nhất là ở mặt) mà người đó có thể có. Sau đó, nếu họ trưng ra hàng loạt biểu hiện của nói dối khi bạn hỏi thêm nhiều câu hỏi thẳng thắn và có tính gợi ý hơn, và đây không phải là những biểu hiện mà họ vốn có trước đó, bạn có thể tự tin rằng người đó đang nói dối.”

nhận biết nói dối 1

Mắt đảo qua lại:

Mắt của mọi người thường đảo qua đảo lại khi họ cảm thấy không thoải mái.

Bouton nói rằng: “Đây là một phản ứng sinh lý hiển lộ khi một người cảm thấy không thoải mái hay cảm thấy mắc kẹt bởi những câu hỏi của bạn, mà người đó không muốn trả lời. Con người ta đảo mắt thể hiện xu hướng tìm kiếm một lối thoát lúc họ cảm thấy sợ hãi rằng bản thân đang trong một tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như đối mặt với kẻ thù là người hoặc động vật.”

Chú ý khi họ liên tục chớp mắt

Nháy mắt liên tục:

Khi người ta cảm thấy căng thẳng vì nói dối, họ có thể chớp mắt nhanh 5 hoặc 6 lần liên tiếp.

Bouton nói: “Một người thông thường sẽ chớp mắt khoảng 5 hoặc 6 lần trong 1 phút, hoặc 1 lần mỗi 10 hay 20 giây. Khi căng thẳng, một người đang nói dối có thể chớp mắt 5 hoặc 6 lần liên tiếp một cách nhanh chóng.”

Bouton cũng đề cập rằng vẫn có các trường hợp ngoại lệ đối với tốc độ chớp mắt thông thường có liên quan đến sự sản sinh dopamine trong cơ thể. Chẳng hạn như một người mắc bệnh Parkinson sẽ có tốc độ chớp mắt chậm hơn đáng kể so với người bình thường, trong khi một người với chứng Schizophrenia sẽ chớp mắt nhanh hơn bình thường.

Đếm xem họ nhắm mắt trong bao lâu

Mỗi lúc nhắm mắt lâu hơn 1 giây :

Mọi người thường nhắm mắt lâu hơn 1 giây mỗi lần nhắm khi họ đang nói dối.

Bouton nói rằng khi một người nhắm mắt 1 hay 2 giây, điều này có thể ngụ ý rằng người đó đang nói dối bạn, vì đây là một dạng cơ chế phòng vệ. Ông giải thích rằng thông thường một người sẽ chớp mắt với tốc độ 100 đến 400 mili giây hoặc 0.10 đến 0.40 giây.

Để ý hướng mà họ nhìn

nhận biết nói dối

Nhìn hướng lên trên bên phải:

Người thuận tay phải thường nhìn lên hướng bên phải của họ khi nói dối về những gì họ đã thấy.

Bouton nói: “Khi bạn hỏi một người bình thường thuận tay phải về điều gì đó người đó được cho là đã thấy, nếu họ nhìn lên sang trái, họ đang thật sự nhìn vào ký ức của mình để gợi nhớ lại về sự việc đó. Tuy nhiên, nếu họ nhìn lên sang bên phải, họ đang “truy cập” vào trí tưởng tượng của mình và đang bịa đặt ra một câu trả lời.”

Bouton còn cho biết người thuận tay trái thường sẽ có những phản ứng ngược lại. Và một vài người sẽ nhìn chằm chằm về phía trước khi cố nhớ lại một ký ức hình ảnh.

Hãy để tâm đến những gì bạn hỏi họ

Nhìn thẳng sang phải:

Người thuận tay phải thông thường sẽ nhìn thẳng sang phải khi nói dối về điều mà họ đã nghe.

Theo Bouton: “Nếu bạn hỏi về điều mà một người đã nghe, mắt của họ sẽ di chuyển qua phía bên trái để nhớ lại âm thanh mình đã nghe, nhưng nếu mắt của họ chuyển hướng sang phải, họ đang chuẩn bị nói dối.”

Mấu chốt là điều mà họ đang cố nhớ lại

Nhìn xuống hướng sang phải:

Người thuận tay phải thường nhìn xuống và hướng sang phải khi họ nói dối về mùi hương hay cảm giác.

Bouton giải thích: “Mắt của họ sẽ di chuyển hướng xuống dưới và sang trái nếu họ sắp kể cho bạn ký ức của mình về một mùi hương, một sự tiếp xúc hay cảm giác, chẳng hạn như một cơn gió lạnh hay một mùi hôi kinh khủng. Nhưng mắt của họ sẽ di chuyển xuống, sang phải khi họ sắp nói dối.

Nếp nhăn nơi khóe mắt cho biết đó là một nụ cười thật sự

nhận biết nói dối 3

Nụ cười giả tạo:

Một nụ cười giả sẽ không tác động đến mắt, nó chỉ cần dùng miệng thôi.

Bouton nói rằng khi một người cười một cách chân thật, vùng da quanh mắt họ sẽ chụm và nhăn lại.

Hãy xem tay của họ nữa

Chạm vào mặt:

Mặt của người ta thường bị ngứa khi họ nói dối. Sờ vào mặt mình có thể biểu thị rằng họ đang nói dối.

Bouton giải thích rằng một phản ứng hóa học khiến mặt của con người bị ngứa khi họ nói dối.

Chú ý tới cử chỉ miệng của họ

nhận biết nói dối 4

Mím môi:

Một người có thể sẽ mím môi để chống khô miệng do nói dối

Bouton nói rằng: “Miệng của một người thường sẽ bị khô khi người đó nói dối. Có thể họ sẽ có những hành động mút, mím môi để cố vượt qua điều này.

Khi môi của họ bị căng chặt đến nỗi tái nhợt đi, đây có thể là biểu thị của sự nói dối.

Chú ý bất cứ sự toát mồ hôi quá mức nào

Toát mồ hôi quá mức:

Người đang nói dối sẽ thường toát mồ hôi nhiều hơn mức bình thường đối với những tình huống đó.

Bouton nói rằng mồ hôi sẽ xuất hiện trên trán, hai bên má hoặc sau cổ, và bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được người đó đang cố gắng lau nó đi.

Trong vài trường hợp, hãy để ý khi người đó đỏ mặt

Đỏ mặt:

Một vài người, thường là phụ nữ, sẽ đỏ mặt sau khi nói dối.

Đỏ mặt là một phản xạ không tự chủ do hệ thần kinh giao cảm gây ra (điều này kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của bạn) và là phản ứng để giải phóng chất adrenaline.

Chú ý xem họ lắc đầu theo hướng nào

Lắc đầu:

Nếu một người lắc đầu trong khi đang nói điều gì đó, họ vừa phủ nhận điều mà mình nói.

Thông thường khi mọi người nói sự thật họ sẽ gật đầu cùng lúc đó để đồng ý với những gì họ đang nói. Nhưng nếu họ lắc đầu để phản đối lại những gì họ vừa nói, cơ thể họ đang phản bội lại lời nói dối ấy.

———- 

Tác giả: Rachel Gillett and Samantha Lee

Link bài gốc:  You can tell someone’s lying to you by watching their face — here are12 dead giveaways

Dịch giả: Lê Hoàng Thảo Nguyên – ToMo – Learn Something New 

20 Bài Học Thú Vị Và Bổ Ích Từ Tâm Lý Học Xã Hội


20 BÀI HỌC ĐÁNG GIÁ TỪ TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Mùa xuân năm ngoái, tôi đã tiến hành một lớp học về tâm lý học xã hội. Đó là một trong những lớp học có ích nhất mà tôi từng tham gia, và tôi đã nhận ra rằng tôi nên chia sẻ một vài điều thú vị mà tôi đã tìm thấy. Mỗi đoạn văn là một sự trích dẫn về những điều đúng đắn, vì vậy bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn hoặc đọc những bản nghiên cứu gốc.

  1.    1. Sự qua lại lẫn nhau có một ảnh hưởng lớn đến chúng ta:

20% trong chúng ta gửi lại tấm thiệp mừng Giáng sinh cho những người mà chúng ta chưa từng gặp trước đó, chỉ vì chúng ta cũng nhận được một tấm thiệp từ họ. Một lý do tương tự, những lời khuyên cho những người bồi bàn tăng lên 3.3% khi kẹo bạc hà sau bữa tối được tặng kèm với biên lai thanh toán. Và khi người dọn bàn nhìn bữa ăn tối trong mắt và đưa cho họ một viên kẹo thứ 2? Lời khuyên đã tăng lên 20%

  1.    2. Bạn đóng góp một giá trị lớn hơn cho những thứ bạn sở hữu – nó được biết đến như một sự ảnh hưởng tự nhiên

Sự sẵn sàng để bán giá cao gấp đôi giá sẵn sàng trả trong một nghiên cứu. Trong một văn bản khác, những người tham gia đều sẵn sàng mua một lon nước giải khát với giá $5, nhưng khi họ đã sở hữu nó, họ lại không muốn bán nó với giá dưới $10.

  1.  3. Sự nóng nảy làm chúng ta tức giận, và nỗi buồn về thể xác khiến chúng ta lạnh lùng hơn.

Khi bản cảm thấy bị bỏ rơi, bạn cảm thấy căn phòng dường như lạnh lẽo hơn và bạn thích những đồ ăn ấm nóng hơn là những món lạnh. Tỉ lệ tội phạm đang cao hơn trong những vùng nóng hơn, và hành vi phạm tội có khả năng xảy ra trong những ngày nóng hơn. Cầu thủ ném bóng trông có vẻ dễ mâu thuẫn hơn khi trời nóng. Điều đó xảy ra bởi vì sự nóng nảy dẫn đến sự kích động, nhưng mọi người đang sử dụng sai sự kích động đó với những tình huống xung quanh chứ không phải với sự nóng nảy.

  1. Nụ cười rất dễ lây lan – và có thể đoán được sự hạnh phúc, sự thành công chuyên nghiệp, và tuổi thọ.

Con người cười nhiều hơn trên trên phim khi người khác cười. Thêm vào đó, nhiều người cười khi nhận được một cuộc đình công trong lúc nước sôi lửa bỏng chỉ sau khi họ quay lại với bạn bè của họ – bạn mỉm cười cho sự chấp thuận xã hội, không phải để làm một cái gì đó thành công. Trong một nghiên cứu khác, những học sinh thể hiện “nụ cười Duchenne” – một loại nụ cười chân thực hơn, tham gia vào cơ mắt và miệng – trong kỷ yếu phổ thông của họ trông có vẻ như để kết hôn và có nhiều khả năng vẫn sẽ tự mô tả “hạnh phúc” của 30 năm sau đó. Còn những học sinh ít cười hơn thường là sẽ ly hôn. Và trong bất kỳ năm nào, những người thể hiện nụ cười của Duchenne trong niên giám trung học của họ chỉ sẽ có một nữa khả năng là sẽ chết.

Nụ cười của Duchenne (hình B) được trưng bày trong những bức ảnh kỷ yếu có mối quan hệ với một kết quả sống tốt hơn 30 năm về trước. Và đây, Paul Ekman – một chuyên gia trong nghiên cứu tâm lý từ khuôn mặt – trưng bày cả những nụ cười không phải của Duchenne (Hình A) và nụ cười của Duchenne (Hình B).

  1. Cách chúng ta tiếp cận và mong muốn của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến những quyết định.

Nếu như tôi yêu cầu bạn tham gia tình nguyện cho một “trải nghiệm lúc 7h sáng”, bạn có tham gia không? “Trải nghiệm lúc 7h sáng là gì?” 56% những người được đề nghị tham gia tình nguyện cho lần đầu đã làm, nhưng chỉ có 24% tình nguyện thực hiện “trải nghiệm 7h sáng” – ít hơn số những người muốn dậy sớmTrong một trải nghiệm khác, một vài người tham gia được gọi và được yêu cầu nếu giả sử họ làm tình nguyện cho American Cancer Society. Một vài ngày sau khi họ được liên lạc và được yêu cầu làm tình nguyện, 31% là đồng ý –  so với 4% số người được gọi là lạnh và được yêu cầu tình nguyện lần đầu tiên.


  1. Chúng ta hành động một cách khác biệt khi được gợi nhắc rằng chúng ta là ai

Khi những  người tham gia được nói rằng đàn ông và phụ nữ có những điểm số khác nhau trong bài kiểm tra thông thường, năng suất của những người phụ nữa tham gia giảm một cách đáng kể. Năng suất của những người đàn ông trong một nhiệm vụ đã giảm sau khi tiếp xúc với những người phụ nữ quyến rũ. Khi những đứa trẻ trong một nhóm vào dịp Halloween, chúng ăn nhiều kẹo hơn bình thường – nhưng khi chúng còn lại một mình và được hỏi về tên của mình, chúng ăn ít kẹo hơn hẳn.

  1. Việc bị theo dõi đôi khi cũng có ích – trừ lúc ăn:

Có một thính giả của những người đang dõi theo bạn hoàn toàn là một nhiệm vụ củng cố năng suất trong những nhiệm vụ đơn lẻ nhưng lại cản trở năng suất trong những nhiệm vụ phức tạp hay khi học một kỹ năng mới (người ta chỉ ra rằng điều đó cùng với con người và con gián – đều không hỏi). Chỉ là sự hiện diện của một người trong căn phòng sẽ có những ảnh hưởng. Khi ăn, một con gà đầy đủ sẽ ăn quá mức trước sự xuất hiện của con gà khác, và những động vật khác sẽ ăn nhiều gấp đôi khi ở một mình.

  1. So sánh con người với bạn của họ là một cách hữu hiệu nhất để khiến họ làm điều gì đó

Khi một công ty điện tử cố gắng khuyến khích con người tiết kiệm năng lượng lúc ở nhà, nói với họ rằng “hàng xóm của bạn đang giảm năng lượng mà họ sự dụng” đã dẫn đến việc giảm 2% lượng điện tiêu dung trong gia đình. Nói với mọi người “Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm tiền” hoặc “ tiết kiệm năng lượng để cứu lấy môi trường” đã không giảm, và trong một vài trường hợp việc sử dụng năng lượng đã tăng lên.

  1. Bối cảnh – Khi chúng ta làm điều gì đó – có một ảnh hưởng quan trọng lên những điều chúng ta làm

56% người ủng hộ trong thực tế cho ngân sách của một pro-school khi thực hiện bỏ phiếu ở trường  so với 53% ở mặt khác. Trong khi ảnh hưởng của nó trông có vẻ không lớn, nó là một thống kê quan trọng và được tái sản xuất trong môi trường thí nghiệm (64% số người đã bỏ phiếu cho một ngân sách dành cho trường học giả khi hiển thị hình ảnh của một trường học so với 56% đã bỏ phiếu cho nó).


  1.  Bạn càng được đặt vào một vài thứ, bạn sẽ càng thích nó – đó chỉ là ảnh hưởng của sự phơi bày, và nó hoạt động trong 1/1000s

Những người tham gia chỉ ra rằng một ngoại ngữ thường trông có vẻ dung để nói một từ có nghĩa rộng. Ứng dụng tầm trung nhất của hiệu ứng này là quảng cáo; bạn càng thường xuyên được đặt vào một quảng cáo, bạn sẽ càng đánh giá một cách tích cực về công ty đó. Flashing images mà đã gợi ra những cảm xúc tích cực hay tiêu cực trong một vài 1/1000s tác động một cách vô thức đến thái độ của bạn.

Con người đã thích những đối tượng quen thuộc hơn là những hình mẫu xa lạ, nhưng trong cả các trường hợp, những người tham gia đều thích một cách áp đảo đối tượng cong trên các vật thể có các cạnh sắc nhọn. Đối tượng trong mục C (có cả đường cong và cạnh) rơi vào giữa.

  1. Curves > Edges.

Con người thường thích những vật thể vòng cung đơn giản hơn là những vật thể với đường gấp khúc.

  1. Đừng bao giờ cảm thấy đau buồn khi xung quanh bạn còn rất nhiều người

Những người ngoài cuộc thường ít khi can thiệp vào một hành vi phạm tội hay một sự giúp đỡ trong một tình huống khẩn cấp giống như số người quan sát thì tăng, như mỗi cá nhân đều cảm thấy rằng những người khác sẽ giúp đỡ và chịu trách nhiệm là phổ biến/ lộn xộn. Khi một nạn nhân bị chảy máu, người giúp đỡ thường ít – do đó trông có vẻ là cơ hội để họ bị nhiễm bệnh. Nhưng những nạn nhân, những người la kêu ca nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn là không – thường bị những nguy hiểm rõ ràng được giúp đỡ nhiều hơn là không.

  1. Chúng ta thực sự muốn được hạnh phúc, nhưng được hạnh phúc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công việc

Trong một nghiên cứu với 10,000 người tham gia đến từ 48 quốc gia khác nhau, hạnh phúc được đánh giá cao hơn những kết quả cá nhân khác – hơn là tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, trở nên giàu có hay được lên thiên đường. Những người hạnh phúc thường gắn mác cho họ là “hiếu kỳ” và những người không hạnh phúc thường trông có vẻ như để ý đến những thay đổi nhỏ nhất của những biểu hiện trên khuôn mặt. Tuy nhiên, những người vô cùng hạnh phúc (9/10 hay 10/10 trên thang điểm hạnh phúc) lại có mức điểm tệ hơn và có những mức lương thấp hơn so với những người hạnh phúc bình thường (6/10, 7/10 hay 8/10 trên thang điểm hạnh phúc)

  1. Chúng ta làm những việc điên rồ bởi vì chúng ta muốn được thoải mái

Trong một nghiên cứu, một người tham gia đã được đặt vào trong nhóm và được yêu cầu trả lời một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản. Những người còn lại trong nhóm được  nói về những phản hồi với những câu trả lời không đúng, ngay sau khi người tham gia được yêu cầu trả lời câu hỏi trước cả nhóm. 37 trên 50 người tham gia đã đưa ra những câu trả lời sai giống nhau (mặc dù nó sai một cách rõ ràng), cho dù là do họ muốn giống như là một nhóm với nhau, hay do họ nghĩ những người còn lại hiểu biết nhiều hơn họ. Nó sẽ dẫn đến sự nản chí khi chỉ có một người trong nhóm đồng ý với người tham gia.

  1. Chúng ta gặp những rắc rối trong việc chia tách các đặc điểm trong một con người

Phản ứng tích cực hay tiêu cực mang tính toàn cầu của một người (“Anh ấy là một chàng trai tốt”) ảnh hưởng đến đánh giá của chúng ta về những điểm đặc biệt của một người nào đó (“Anh ấy rất thu hút”). Điều đó gọi là “hiệu ứng halo”, và đó là một điểm đáng chú ý ở những người nổi tiếng; sự hấp dẫn hay nổi tiếng của họ cũng khiến chúng ta tin rằng họ thông minh, hạnh phúc và trung thực.

  1. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi rất nhiều loại phần thưởng

Những phần quà được mong đợi làm giảm động lực làm một nhiệm vụ nào đó. Những phần quà bất ngờ sẽ làm tăng động lực trong cùng nhiệm vụ đó. Những phần thưởng cố định thường ít có sự chi phối hơn là phần thưởng dựa trên hiệu suất, thậm chí là với những nhiệm vụ mang tính sáng tạo.

  1. Quyền thế có thể thay đổi cơ bản cảm xúc và thái độ của chúng ta

Trong thí nghiệm Stanford Prison, những người tham gia được chia thành người tủ và người cai ngục và được đặt vào một nhà tù mô hình. Chỉ trong 6 ngày (trên 2 tuần theo kế hoạch), thí nghiệm này đã bị hủy do những người cai quản đã quấy rối và lạm dụng người tù, và những tù nhân bắt đầu có những dấu hiệu của emotional breakdown

65% người tham gia cố tình đưa một liều điện gây tử vong cho người tham gia (người mà sau này họ học được là giả) đơn giản chỉ vì người hướng dẫn trong phòng bảo họ làm vậy

  1. Quyền thế cũng có thể khiến chúng ta trở nên nghe lời và đối xử với những người khác theo cách mà chúng ta chưa từng tưởng tượng đến.

Trong thí nghiệm nổi tiếng Milgram, những người tham gia được nói với người quản lý về sức mạnh tăng lên một cách bất ngời khi người tham gia ở căn phòng khác đã đem đến những câu trả lời thiếu chính xác cho một chuỗi câu hỏi. Khoảng chừng một nửa, những cú sốc được dán nhãn “nguy hiểm: sốc nặng” và được ghi âm đã được cầu xin người thử nghiệm để ngừng thử nghiệm. Tuy nhiên 63% các trường hợp, người tham gia đã quản lý maximum shock, thậm chí khi người mà họ đã nghĩ là đang dùng liều gây sốc điện gây tử vong cho người khác.

Một sự tái sáng tạo của thí nghiệm Stanford Marshmallow đã được dự tính từ trước. Những nghiên cứu theo chiều dọc đã chỉ ra rằng sinh viên, những người có thể chống lại việc ăn marshmallow có thể có hành vi tốt hơn và điểm số cao hơn trong cuộc sống.

  1. Tự điều khiển bản thân ngay khi còn trẻ có thể sẽ là dấu hiệu của thành công sau này

Trong thí nghiệm nổi tiếng Stanford marshmallow, một nhóm trẻ em tham gia đã được yêu cầu đợi trong một căn phòng với một cái bàn đầy marshmallow và bánh quy ở trên đó. Nếu như chúng muốn, chúng có thể sẽ có một bữa tiệc ngay lúc đó và thí nghiệm sẽ kết thúc. Mặt khác, nếu chúng muốn đợi người làm thí nghiệm quay lại trong vòng vài phút, chúng có thể sẽ có 2 bữa tiệc. Trẻ em, những ai không thể trì hoãn sự thức giục của mình – hoặc họ yêu cầu bữa tiệc ngay lập tức, hoặc cố gắng lén lút ăn một cái gì đó  khi người thử nghiệm rời đi – đều có những vấn đề về hành vi, điểm SAT thấp hơn, nhiều rắc rối trong việc tìm kiếm sự chú ý trong trường học, và cảm thấy thật khó khăn để có thể duy trì tình bạn. Trong thực tế, một đứa trẻ có thể đợi 15 phút đã ghi được nhiều hơn 210 điểm do với những đứa trẻ chỉ đợi được 30 giây.

  1. Mọi người đều muốn làm tròn con số mục tiêu

Tôi đã cố gắng viết ra 20 điều thay vì 19, và bạn hãy làm điều tương tự khi cố gắng chạy 2.0 miles thay vì 1.9. Trong Major League Baseball, người chơi sẽ chơi 4 lần như thể là kết thúc mùa giải với trung bình 0.300 batting thay vì 0.299. Và khi nhìn vào hơn 4 triệu điểm SAT, những học sinh đạt điểm 1290 có nhiều khả năng làm lại bài kiểm tra hơn những học sinh ghi được 1300 — mặc dù các văn phòng tuyển sinh không có điểm số thống kê nào so với điểm số khác.

———————————————————-

Tác giả: Zach Hamed

Link bài gốc: 20 best lessons from Social Psychology

Dịch giả: Đoàn Nguyễn Quỳnh Như – ToMo – Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch Giả: [Tên dịch giả] – Nguồn: ToMo – Learn Something New“. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: “Theo ToMo” hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

GÓC TỐI CỦA MỘT NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG THẤU CẢM


Họ có thể hiểu những điều không ai hay. Đó là một món quà mà họ không thể giải thích cho ai. Tuy nhiên, đó cũng là một gánh nặng với những góc tối và nỗi đau. Tâm hồn của họ quá nhạy cảm với những nguồn năng lượng bao quanh. Với họ, sự hiện diện mang tính cộng hưởng của họ như thể là bẩm sinh vậy, rất khó để lờ bản năng ấy đi.

Họ là bờ vai người khác có thể dựa vào khi người ta cần sự giúp đỡ để được cảm thấy nhẹ bớt những gánh nặng đang mang. Người khác cảm thấy họ là những người thực tế và đáng tin cậy. Mặc dù cực kì nhạy cảm, họ có khả năng đương đầu với sự giải phóng cảm xúc khi người khác mở lòng với họ.

Những người ấy, dù tìm được nơi nương tựa ở sự xuất hiện của họ, chẳng thể nào biết rằng bên trong, họ mang theo một biển trời những cảm xúc đối lập, và tất cả cùng tạo nên một tiếng ồn lẩn sâu nhưng chẳng bao giờ kết thúc. Thứ tiếng ồn họ muốn làm lặng thinh nhưng không thể. Đôi khi họ cảm thấy bị trói buộc bởi một đôi bàn tay vô hình. Cảm giác tệ hại ấy dường như nuốt chửng lấy họ. Nó lấy đi từng chút sức lực một của họ mỗi khi họ cố gắng để không lâm vào tình trạng chịu áp lực dữ dội.

Họ hầu như chẳng thể làm gì để chống trả lại được nguồn năng lượng tiêu cực tấn công một cách đột ngột ấy. Bước chuyển đổi nhanh đến mức họ không có thời gian tập hợp sức mạnh để đương đầu. Nó tấn công họ thẳng vào lồng ngực, đẩy họ vào trạng thái bối rối và u sầu. Con người sâu bên trong của họ giờ đây cảm nhân thấy nguồn năng lượng tiêu cực rõ hơn bất cứ điều gì khác. Nỗi buồn, sự bóp nghẹt con tim, sự hung ác tồn tại xung quanh họ, tạo nên sự căng thẳng ngột ngạt, và đau đớn. Những điều tiêu cực làm tâm hồn họ căng thẳng hơn việc lòng tốt và sự rộng lượng của thế giới làm tinh thần được xoa dịu. Cái cách mà thế giới ngày nay vận hành không phù hợp với những người như họ.

Không có cách nào điểu khiển hay điều chỉnh những giác quan của họ để cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Những cảm xúc của họ chất chứa bên trong và tác động đến họ một cách mạnh mẽ. Những ảnh hưởng ấy chẳng bao giờ nhẹ nhàng, và đó là lí do vì sao cảm xúc của họ vắt kiệt sức cả tinh thần lẫn thể chất. Chẳng ai biết họ đã trải qua những gì, nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ giữ được sự bình tĩnh. Chỉ trong một vài trường hợp rất hiếm hoi, họ đánh mất khả năng làm chủ.

Một người có khả năng đồng cảm là một tâm hồn cô độc. Có người khác ở bên hầu như không giúp được gì cho họ, vì sự trộn lẫn của những nguồn năng lượng khác nhau chỉ làm họ thêm bối rối. Điều này khiến họ khó nhận ra những giới hạn của bản thân và cả của người khác. Họ phải kìm nén bản thân nhiều hơn để xây dựng lại sự kết nối với tâm hồn bên trong, xác định lại những ranh giới đã bị làm mờ bởi sự hiện diện của những nguồn năng lượng khác nhau.

Tuy nhiên, một người có khả năng đồng cảm cũng rất mong muốn được ở bên những người họ yêu quý và chấp nhân mình một cách hoàn toàn. Mong muốn này thường đưa họ đến bên những người chỉ muốn lợi dụng họ. Một người có khả năng đồng cảm là “một người cho đi” – người luôn sẵn sằng lan tỏa tình thương và sự vị tha tới những ai cần đến chúng. Đó là lí do vì sao những người có khả năng thấu cảm dễ trở thành nạn nhân của những kẻ thích điều khiển, chỉ để cảm thấy được mong muốn và yêu thương.

Sự hào phóng và tình yêu thương của bản thân lu mờ họ trước những hiểm nguy đang tồn tại bên cạnh. Họ không thể xác định được động cơ ẩn sau những kẻ chầu chực trên lòng tốt của họ và lợi dụng điều đó cho mục đích ích kỷ của chúng. Những người có khả năng đồng cảm thường bị mắc lừa bởi những kẻ đội lốt bản thân là người bất hạnh và là nạn nhân của hoàn cảnh xung quanh. Trong nỗ lực để chữa lành những người giả mạo này, một người có khả năng thấu cảm sẽ bị vướng vào trò chơi bẩn thỉu của những kẻ đó.

Vậy mà cho dù có nhiều nguy hiểm tiềm tàng thế nào, một người có khả năng đồng cảm chẳng thể nào ngừng giúp đỡ người khác. Đó là một sự cám dỗ họ không thể cưỡng lại. Nó là một phần trong tính cách của họ khi họ vội vã đến để giúp đỡ những người có vẻ như đang cần nó. Họ cảm giác rằng cứu rỗi người khác khi gặp khó khăn cũng giống như đang cứu rỗi chính mình khỏi khổ đau. Ngay cả khi họ nhận thức được gánh nặng mà họ đang phải mang, họ cũng sẽ lờ nó đi vì họ không muốn đối mặt trực tiếp với những mặt tối, những khổ đau và cả những sai lầm của mình. Họ thà sống một cuộc sống đầy bận rộn căng thẳng còn hơn là bước đi trong tự do. Đây là phương thuốc họ có để giảm bớt nỗi đau và sự thống khổ mà đang ẩn sâu bên trong họ.

Từ chối giải quyết nỗi đau của chính họ không có kết quả tốt trong thời gian dài. Tâm trí và cảm xúc của họ không thể chịu được sự bỏ bê. Họ càng dành nhiều thời gian tập trung vào vấn đề của chính mình thì càng có khả năng cao họ cô lập bản thân mình cả về thể chất lẫn tâm lý với thế giới bên ngoài. Cuối cùng, sự ruồng bỏ chính mình không thể được tiếp tục và họ đành phải dùng đến phương pháp tìm đến những tâm hồn đồng điệu (những người mà họ cho rằng cũng khổ đau giống họ) để có thể giải quyết những vết thương sâu sắc trong mình.

Tại thời điểm này, họ cảm nhận nỗi đau là sâu sắc và mạnh nhất. Nó thật sự tệ đến thế với những người nhạy cảm nhường này với cảm xúc. Cuộc đấu tranh của họ còn trở nên khó khăn hơn nhiều vì họ phải đói mặt không chỉ với nỗi đau của chính mình mà còn với nỗi đau mà họ hấp thụ từ người khác.

Những người có khả năng đồng cảm thường không đánh mất bản thân họ hoàn toàn khi yêu. Họ giữ lại một chút cảm xúc trong tim mình và điều này làm họ hối tiếc và buồn rầu. Có một mối quan hệ sâu sắc toàn diện sẽ làm họ cảm nhận được tình yêu thuần túy, không ràng buộc và đầy đam mê ở hình thái chân thực nhất. Họ nghi ngờ về khả năng đối diện với những cảm xúc choáng ngợp như vậy, và không biết làm thế nào khi người yêu họ sẽ có thể xử lý chúng nếu họ cho phép bản thân mình bộc lộ chúng ra một cách phù hợp.

Đó cũng là lý do tại sao họ chọn cách giấu mình phần nào và không bao giờ bộc lộ bản thân hoàn toàn. Họ giữ gìn một phần của bản thân một cách chặt chẽ để tránh đau khổ trong tương lai mà có thể là hậu quả của sự không phù hợp. Tuy nhiên, có một ước muốn sâu xa trong họ muốn cảm nhận tình yêu nồng nàn và mạnh mẽ mà họ có khả năng cho đi và nhận lại.

Những người này được trời phú cho khả năng cảm nhận được những cảm xúc một cách xuyên suốt và sâu sắc hơn mà không ngừng đặt ra những thách thức để đối đầu với sự đau đớn và thống khổ. Sự u sầu này là mặt tối trong tính cách của người có khả năng thấu cảm. Vượt qua nó là một cuộc tranh đấu liên tục, nhưng điều đó không có nghĩa là họ nên từ bỏ và để cho mặt tối đó lấn át mình.

Có một cách để tránh được những nỗi đau dữ dội bằng cách học để đối phó với những năng lượng tiêu cực luôn tràn ngập trong tâm trí họ. Tất cả những gì họ cần làm là tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người yêu thương họ và thấu hiểu họ thật sự. Những người có khả năng đồng cảm cần biết phân biệt giữa những cảm xúc thuộc về họ và những cảm xúc mà bắt nguồn từ bên ngoài.

Ít nhất thì cũng không cần thiết cho họ khi bảo vệ cảm giác của mình. Sẽ là mất rất nhiều nỗ lực và ý chí để cái tôi đầy cảm thông của họ có tác động tích cực trong cuộc sống của họ chứ không phải là trở thành nạn nhân của điều đó.

Và thật sự thì không công bằng chút nào trong thế giới này, nếu những tâm hồn đẹp nhường ấy phải chịu đựng trong bóng tối.

Dịch: Khánh Linh, Dahlia Nguyễn

Ngại giao tiếp


sợ giao tiếp

“Tôi bị mắc chứng khó giao tiếp với mọi người. Nghe thì gần giống như căn bệnh tự kỷ nhưng thực ra không phải, chỉ là tôi rất ngại giao tiếp với người khác.

Tôi hoàn toàn không phải là một đứa ít nói. Trớ trêu là như vậy. Tôi nói nhiều, nói được đủ mọi đề tài và đối tượng. Thậm chí tôi không ngại nói chuyện, thuyết trình trước đám đông.

Continue reading “Ngại giao tiếp”

Rối loạn nhân cách ái kỷ


Post lại bài này từ blog cafesach.


Trong thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về chàng Narcissus. Chàng rất đẹp, đẹp đến não nề, đẹp đến đau lòng người khác. Có vô vàn cô gái yêu chàng nhưng chàng lại chẳng thích một ai, chàng cho rằng chỉ có mình mới xứng đáng với tình yêu của mình mà thôi. Echo, một nữ thần sông núi đã mang lòng yêu chàng. Do Echo lỡ phạm lỗi với Hera nên bị nữ thần tước đi giọng nói, cô chỉ có thể lặp lại những lời người khác nói sau cùng mà thôi. Echo lấy hết can đảm tỏ tình với Narcissus nhưng chàng ta lạnh lùng từ chối khiến cô đau khổ, thân hình tiều tụy, yếu ớt dần. Các nữ thần sông núi khác thấy vậy nên rất tức giận, các nàng cầu xin nữ thần tình yêu Aphrodite hãy trừng phạt Narcissus. Nữ thần nghe lời cầu xin nên đã giáng một lời nguyền lên người Narcissus, chàng sẽ yêu người đầu tiên mà chàng gặp. Lúc ấy là giữa ngày xuân, Narcissus đi săn và tìm đến một con suối để nghỉ ngơi. Khi chàng cuối xuống bỗng thấy khuôn mặt mình, và chàng đã chìm đắm trong tình yêu với chính bản thân mình. Nhưng mỗi khi chàng đưa tay chạm vào mặt nước, bóng hình ấy tan vỡ khiến chàng đau khổ. Narcissus quên đi tất cả, chẳng thiết ăn uống, cứ ngồi bên dòng suối và ngắm nhìn hình bóng của mình không biết chán. Chẳng bao lâu chàng mất đi, bên bờ suối mọc lên những nhành thủy tiên trắng kiêu ngạo, thơm ngát. Và có lẽ xuất phát từ đó, từ Narcissism được dùng để nói về thói ngạo mạn và tự yêu mình thái quá.

Khi viết bài về rối loạn nhân cách hoang tưởng, tôi có nói sơ về việc 9 bệnh rối loạn nhân cách được xếp vào ba nhóm A, B và C. Rối loạn nhân cách hoang tưởng nằm trong nhóm A ( nhóm kỳ quặc). Hôm nay chúng ta sẽ bàn về một bệnh rối loạn nhân cách nữa, nằm trong nhóm B với những đặc điểm chính là kịch tính, quá cảm xúc và thất thường. Đó chính là bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder) hay còn gọi là bệnh rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá.

Trong bảy tội lớn nhất của con người trong Kinh Thánh, phẫn nộ, phàm ăn, lười biếng, kiêu ngạo, đố kỵ, trụy lạc và tham lam thì tội lỗi đại diện cho bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ là đố kỵ. Bạn thấy lạ đúng không? Tôi cũng vậy, tôi cứ nghĩ tội lỗi đại diện cho bệnh này phải là kiêu ngạo mới đúng vậy. Nhưng nếu đi sâu vào triệu chứng và tiềm thức của người mắc bệnh này thì mới bạn sẽ hiểu lý do.

Đặc điểm chính của rối loạn nhân cách ái kỷ là những xu hướng ảo tưởng qua suy nghĩ hay qua hành động, sự cần thiết được người khác ngưỡng mộ và không có khả năng thấu cảm với người khác. Những người này thường phóng đại tầm quan trọng của họ đối với người khác. Họ tin rằng họ có những kỹ năng đặc biệt, có một không hai mà chỉ có những người có vị trí cao trong xã hội mới hiểu được. Bản thân họ chỉ quan tâm và chú ý đến khả năng và những gì họ đạt được. Bởi vì họ coi họ là quan trọng, là độc nhất, cho nên họ không thể nào thông cảm và thấu hiểu được cảm xúc của người khác, và thường được coi là những người kiêu căng, ngạo mạn. Họ lợi dụng sự thành công của người khác để làm bàn đạp cho mình.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ theo DSM-5 là

Sự rối loạn trong việc vận hành nhân cách thường ngày:

Sự rối loạn trong các hoạt động của bản thân.
-Nhân cách: thường dựa vào người khác để xác định bản thân là ai, phóng đại về bản thân, hạ thấp người khác.

-Hướng đi của bản thân: mục đích cuộc sống được đặt ra để đạt được sự tán thưởng của người khác. Mục tiêu và khả năng của bản thân họ đề ra cao một cách vô lý để họ cảm thấy rằng mình là đặc biệt, hoặc là quá thấp vì họ cảm thấy mình xứng đáng có được hết thảy, thường không để ý đến động lực thật sự của mình là gì.

Sự rối loại giữa các mối quan hệ cá nhân và xã hội.
-Thấu cảm: không có khả năng nhận thức, xác định cảm xúc và những gì người khác cần. Thường đón nhận phản ứng của người khác với thái độ quá mức, nhưng chỉ trong trường hợp nó có liên quan đến bản thân, đánh giá quá cao hoặc quá thấp sức ảnh hưởng của mình lên người khác.

-Quan hệ tình cảm: các mối quan hệ chỉ tồn tại với mục đích phục vụ cái tôi của bản thân, không hề có hứng thú với việc đối phương muốn gì và thích gì.

Rối loạn nhân cách ái kỷ đa số được chẩn đoán với người đã trưởng thành, bởi vì trẻ em và thanh thiếu niên vẫn còn đang trong thời kỳ phát triển tâm lý và cải thiện nhân cách. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán ở trẻ em và thiếu niên thì những triệu chứng trên phải tồn tại và kéo dài ít nhất một năm.

Tóm tắt lại là những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ là những người kiêu ngạo, coi bản thân mình đặc biệt hơn hẳn những người khác, không có khả năng thấu cảm, thích và cần được ca ngợi và coi trọng. Vậy thì tại sao đố kỵ lại được coi là tội lỗi tượng trưng cho bệnh này?

Ở tầng tiềm thức thì sự ảo tưởng, cho rằng mình xứng đáng được hưởng hết thảy, và mình quan trọng hơn những người khác được giải thích rằng do bản thân người đó cảm thấy mình bị nguy hiểm, bị đe dọa bởi những gì người khác đạt được. Vì thế, trong tiềm thức họ tìm cách kéo những người có vẻ giỏi giang hơn mình ấy xuống ngang hàng mình, hoặc thấp hơn mình để thỏa mãn cho cảm giác bản thân mình vượt trội hơn hẳn người khác. Để giải thích rõ hơn, tôi sẽ kể lại một trường hợp mà thầy tôi gặp phải trong những ngày đầu đi thực tập tại bệnh viện.

Lúc ấy thầy tôi mới vừa ra trường và được nhận vào thực tập ở bệnh viện trường tôi. Ngay khi vào được một, hai tuần thì một vị bác sĩ đã chuyển một hồ sơ bệnh án qua cho thầy với gương mặt áy náy khi bắt thầy nhận bệnh án này, vì không ai muốn nhận nó hết. Nhưng ca bệnh này sẽ mang lại cho thầy nhiều kinh nghiệm với kiến thức. Đó là bệnh án về một người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.

Bệnh nhân được đưa đến khám bởi người bạn cùng phòng của anh ta. Người bạn ấy lo rằng với tính cách này của anh thì anh sẽ khiến anh gặp nhiều rắc rối. Anh đã đi khám nhiều bác sĩ rồi nhưng thường chỉ sau mười phút đã bỏ đi. Khi gặp thầy tôi, anh ta có vẻ nghi ngờ khả năng, nhưng vẫn nói chuyện. Thầy tôi không hỏi gì nhiều, chỉ lắng nghe anh ta nói. Trong suốt một tiếng đồng hồ trị liệu thì có hết khoảng 45’ phút là anh ta kể về mình, về gia đình, về những gì anh ta đạt được. Sau đó anh ta thấy được bằng tốt nghiệp của thầy tôi treo ở trên trường và hỏi, “Anh không phải tốt nghiệp từ trường ở nước Mỹ à?”, “Không.” Thầy tôi vừa trả lời xong thì anh ta đập bàn mạnh một cái, mắng thầy tôi làm phí thời giờ của anh ta, đứng dậy và bỏ ra ngoài bãi đỗ xe. Người bạn đi cùng nhìn thầy tôi với ánh mắt ái ngại và xin lỗi rối rít. Thầy tôi bảo lúc ấy bản năng của thầy chỉ muốn đập cho anh ta một trận, nhưng lương tri kéo thầy lại, thầy suy nghĩ về những gì mình đã trải qua, khó khăn để xin được đi thực tập nên thầy phải kiềm lại. Thầy hỏi người bạn đi cùng có nghĩ rằng anh ta có sao hay không? Có làm gì tổn thương đến bản thân hay không. Người bạn ấy trả lời rằng thầy đừng lo, anh ta quá yêu bản thân mình thế nên chả đời nào tự làm mình tổn hại đâu.

Bệnh nhân trong câu chuyện trên thể hiện rõ một số triệu chứng của bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ. Anh ta dành phần lớn thời gian để nói và ca ngợi bản thân. Vì anh ta nghĩ rằng anh ta đặc biệt, thế nên chỉ có những người có địa vị xã hội như thầy tôi mới xứng đáng để nghe anh ta nói chuyện. Cho nên khi anh ta thấy thầy tôi không phải tốt nghiệp từ trường nào đó trong nước Mỹ thì anh ta cho rằng thầy tôi không xứng đáng để anh ta nói chuyện tiếp. Trong tiềm thức, anh ta kéo thầy tôi, một người có địa vị xã hội cao hơn anh ta, xuống thấp hơn để bản thân có thể trèo lên cho bằng, hoặc cao hơn nhằm thỏa mãn cái mong muốn mình đặc biệt hơn người. Đó chính là đố kỵ. Vì đố kỵ thế nên không chấp nhận bất cứ ai giỏi hơn mình và tìm cách kéo họ xuống. Luôn coi mình là trung tâm của sự ngưỡng mộ thế nên không thể chịu nổi khi ai đó giỏi hơn mình.

Bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ được coi là “con lai” của hai chứng bệnh rối loạn nhân cách kịch tính và rối loạn nhân cách phản xã hội vì nó có một số triệu chứng là đặc điểm của hai bệnh trên, ví dụ như không có khả năng thấu cảm là triệu chứng tiêu biểu của ASPD, còn coi mình là trung tâm của mọi việc, cần được tán thưởng và ngưỡng mộ là đặc điểm của bệnh rối loạn nhân cách kịch tính. Những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thường dùng sự tách ly (Splitting) làm cơ chế bảo vệ. Theo phân tâm học, sự tách ly, hay còn gọi kiểu suy nghĩ trắng và đen- có hoặc không, là sự thất bại trong suy nghĩ của một người, họ không thể mang cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của bản thân và những người khác lại để liên kết, tạo nên một tổng thể “hiện thực”. Đây là một hình thức tự vệ trong tiềm thức được dùng bởi rất nhiều người. Họ thường hay nghĩ đến mức cùng cực, mỗi hanh động, động lực của họ chỉ có hoàn toàn tốt, hoặc hoàn toàn xấu chứ không có ở giữa. Người bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ dùng cơ chế này để ổn định cảm xúc tích cực về bản thân phục vụ cho cái tôi của họ, bằng cách nhận định bản thân vượt trội hơn hẳn những người khác và đáng được ngưỡng mộ. Những ai không làm theo ý họ, hoặc không coi trọng những giá trị mà họ mang lại là những kẻ xấu xa và chỉ biết ganh tỵ với những gì họ đạt được.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhân cách ái kỷ vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi và chưa có kết quả cuối cùng. Những nhà tâm lý học dùng mô hình sinh lý- tâm lý- xã hội để giải thích nguyên nhân và họ cho rẳng nguyên nhân gây ra bệnh rất phức tạp. Bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ có thể liên qua đến sự chỉ trích thái quá, hoặc tâng bốc quá của các bậc cha mẹ đối với con mình, không ngừng nhấn mạnh về sự đặc biệt của nó. Điều này khiến cho đứa trẻ có thể che dấu đi sự thiếu tự tin của mình bằng cách phát triển bề ngoài về sự hoàn hảo, và hành vi chứng tỏ sự cần thiết được ngưỡng mộ liên tục. Bên cạnh đó còn có sự liên hệ giữa bộ não, suy nghĩ và hành vi, khả năng giải quyết stress.

Khi học tâm lý tính cách con người, giáo sư tôi có đưa ra một nghiên cứu rất thú vị. Nghiên cứu này kết luận rằng giới trẻ thời nay có tính ái kỷ, cho rằng mình xứng đáng được hưởng mọi thứ hơn những người sống 20 năm về trước. Nguyên nhân là vì sao? Ngày nay, trong các buổi diễn đàn về tự lực, hướng bản thân đến lối sống hoàn thiện, hoặc trong những cuốn sách hướng dẫn bạn tự rèn luyện bản thân thường hay có những câu như, “Chỉ cần bạn cố gắng hết mình bạn sẽ thành công” hay “Chỉ cần bạn cố gắng hết sức, bạn sẽ đạt được những điều mình muốn.” Vì những câu như thế khiến giới trẻ ngộ nhận rằng họ có quyền được hưởng mọi thứ chỉ cần họ cố gắng hết sức. Thế nhưng “cố gắng hết sức” là một khái niệm trừu tượng, không được định nghĩa rõ ràng. Thế nào gọi là cố gắng hết sức? Bạn cho rằng bạn học hết 2 tiếng là sự cố gắng hết sức của bạn và vì thế bạn xứng đáng được điểm 10 thay vì điểm 6 hay 7. Thế nhưng đối với người khác, sự cố gắng hết sức của họ là chăm chỉ ngay từ đầu buổi học. Chính những khái niệm trừu tượng này dẫn đến sự ngộ nhận và tính ái kỷ trong giới trẻ.

Trên thực tế, bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ là một trong những bệnh tâm lý có tỷ lệ người mắc bệnh thấp nhất, chiếm khoảng 2% dân số. Thế nhưng con số này đang dần tăng lên bởi vì một trong những nguyên nhân mà tôi nêu bên trên. Cũng giống như các bệnh rối loạn nhân cách khác, rối loạn nhân cách ái kỷ rất khó chữa. Một phần là vì người mắc bệnh không cho rằng họ bị bệnh, và vì thế nên họ không tự đi tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Phương thức chữa bệnh phổ biến nhất là dựa vào nói chuyện và khám phá tiềm thức người bệnh, hướng dẫn họ suy nghĩ tích cực hơn, tốt hơn. Lâu dài, các chuyên gia sẽ giúp người bệnh có cái nhìn sâu vào bên trong suy nghĩ của họ, giải đáp tại sao họ lại có thái độ và hành vi như thế với hy vọng rằng điều này sẽ giúp cho họ cải thiện hành vi của mình. Không có loại thuốc nào có thể chữa rối loạn nhân cách ái kỷ, các loại thuốc được dùng để chữa các triệu chứng phụ khác như trầm cảm, lo âu có thể xuất hiện kèm theo bệnh.

Dịch và Viết : Hải Đường Tĩnh Nguyệt

Nguồn: Abnormal Psychology by Thomas. F. Oltmanns, 7th edition, DSM-5, Mayo Clinic, Web MD…

http://www.tamlyhoctoipham.com/