Review Face/Off


Một bộ phim hay tuyệt vời từ đầu phim đến cuối phim!!! Aigooo, không biết làm sao để diễn tả hết sự hay của nó từ tình tiết phim, diễn viên, đến ý tưởng quay và cả góc quay nữa. Nó thẩm mĩ và nhân văn từ đầu tới cuối :((

Mở đầu bằng một cảnh không thể thốt nên lời. Không cần thoại nhiều, chỉ cần hành động thôi nhưng cũng đủ diễn tả được tâm lí nhân vật. Đó là một kẻ ác, nhưng trong hắn vẫn còn phần người, và chuyện xảy ra ngoài ý muốn của hắn được thể hiện bằng đôi mắt mở to, gương mặt khựng lại vì bất ngờ. Có những thứ đau đớn, nhưng đạo diễn ko xoáy sâu bằng cách zoom cận cảnh, mà chọn những góc nhìn ở khoảng cách vừa đủ, để hiểu chuyện gì đã diễn ra, một cách tinh tế và ý nhị.

poster.medium

Cốt truyện rất chặt chẽ, từ đầu đến cuối. Có lên có xuống, có cao trào có trầm lặng. Thắt nút xong, rồi giải quyết nút thắt đó, xong lại thắt một cái nút thắt khác, rồi lại giải quyết tiếp… Cứ như vậy, mạch phim gay cấn từ đầu đến cuối, người xem không biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Ngay từ 1/5 bộ phim diễn ra, mình đã nói “ôi trời, mình không muốn xem tiếp nữa, sao mà nó éo le, nghiệt ngã quá vậy” 😦 Lâu lắm r mình mới xem một bộ phim mà cảm dc nội tâm nhân vật nhiều như thế.

Cảnh quay xuất sắc nhất phim, không thể nào xuất sắc hơn dc, đây là lần đầu xem một bộ phim tới cảnh đó cảm thấy rất rất phục kịch bản và đạo diễn dựng phim. Cảm giác như xem một tác phẩm nghệ thuật hay một bộ truyện tinh tế vậy. Không gì khác hơn đó chính là cảnh quay đấu súng qua gương. Họ đổi thân phận cho nhau và họ ghét cay ghét đắng gương mặt này. Một người là kẻ giết con mình, một người là kẻ muốn bắt mình vào tù. Dù mỗi ng đều có một lí do để phải mang gương mặt kẻ mình ghét, nhưng chính họ cũng căm thù điều đó. Họ nhìn vào gương, họ thấy chính bản thân họ, nhưng đó cũng chính là kẻ thù của mình. Họ cách nhau một tấm gương và bắn xuyên qua nó. Đối với mình phân cảnh đó nó bộc lộ rõ nhất tựa đề FACE/OFF, bộc lộ rõ nhất nội tâm nhân vật và tinh ý trong cách truyền tải nó.

Cảnh cuối phim là cực kì nhân văn khỏi phải bàn. Vì sao? Vì vài phân cảnh trước đó, đạo diễn đã quay rõ phần giải thích, thông qua việc người vợ nhìn thấy vợ của kẻ thù nhắn gửi điều gì. Vì vậy, khi đứa trẻ xuất hiện, mọi thứ đều trở nên dễ hiểu và không một ai có thể từ chối đều đó dc. Từng cảnh dc xử lí rất gọn ghẽ và ko có một chi tiết nào thừa cả. Ngoài Conan, ngoài Dan Brown, đây là bộ phim kế tiếp mình thấy dc điều đó. Mình quen mô típ dựng phim của Conan rồi, nên khá dễ đoán và biết dc đâu là tình tiết gợi ý hay then chốt hay quan trọng để tìm ra chìa khóa vấn đề. Bộ phim này cũng làm dc thế.

Ah, còn khúc cuối phim, mình còn phải bật ra suy nghĩ rằng, “trời ơi, hai anh này nhất định phải trao giải thưởng gì đó cho hai ảnh, bởi vì cả 2 quá xuất sắc!!!”

Mình trước h đọc truyện cũng hay để ý tác giả xây dựng các tuyến nhân vật, cốt truyện, những nút thắt, cách hành văn chứ k đơn thuần xem nội dung và thông điệp. Thế nên mình cảm thấy rất diệu kì khi một cái đầu óc có thể xây dựng nên một kết cấu tinh tế như vậy.

Cứ thế, tối thứ 6 bao giờ cũng mang lại cho mình thật nhiều cảm xúc 

P/s: Đây là một phim mà mình khuyên bạn nên xem 🙂) Mình quên viết về diễn viên rồi. Hiện tại đang cạn lời :v

Cô gái đến từ hôm qua


“Và rồi ta hứa sẽ quay trở lại
Vào một ngày mai như hai người bạn”

Đối với mình có lẽ bài hát này mới là bài thể hiện rõ nhất, sáng nhất, và chân thực nhất về bộ truyện Cô gái đến từ hôm qua của bác Nguyễn Nhật Ánh. Mình đọc truyện này năm mình học lớp 7-8. Và đây là bộ truyện “kém thích” nhất của mình, bởi vì….kết thúc có hậu. Nghe có vẻ ngược đời nhỉ? Nhưng đây là quyển mà mình ít nhớ nhiều chi tiết nhất. Những quyển ấn tượng sâu sắc trong mình, có lẽ là những chuyện tình dở dang, những chuyện lấy hết nước mắt của mình…”Còn chút gì để nhớ”, “Mắt biếc” chắc chẳng thể nào quên.

Continue reading “Cô gái đến từ hôm qua”

Review phim 12 Angry Men


Thôi thì viết lại stt ngày hôm qua vậy.
Hôm qua khá là phân vân k bik nên đi xem phim này hay không, vì cầm chắc là sẽ về trễ 🙂) Nhưng mà nếu đi thì giải quyết dc vài rào cản tâm lý thành ra nhắm mắt mà đi thôi. Mình biết rằng những buổi chiếu phim như này không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.

Và cảm thấy quyết định của mình là đúng đắn khi đi xem 🙂)

12 Angry Men – 12 Vị Bồi Thẩm Giận Dữ

Thông thường những bộ phim mình thường thấy nói về Luật sư, Chánh án, những phiên xét xử là nhiều. Và đây là bộ phim đầu tiên nói về các vị Bồi Thẩm, họ làm việc như thế nào, họ là ai.

Bộ phim này được chuyển thể từ kịch nói. Câu chuyện xoay quanh 12 vị Bồi Thẩm, được giao nhiệm vụ xem xét vụ án của một thằng bé sống ở khu ổ chuột vì tội giết cha của mình. Câu chuyện bắt đầu với 11 người biểu quyết có tội, 1 người bảo vô tội. Theo luật, tất cả 12 vị bồi thẩm đều phải thống nhất 1 câu trả lời, nếu không, họ sẽ phải tranh luận cho đến khi nào họ đi đến thống nhất mới thôi. Và ở vụ án này, nếu họ bảo thằng bé có tội, nó sẽ phải chịu án tử hình. 11 người cho rằng chứng cứ, nhân chứng, vật chứng rành rành thế kia, chối cãi thế nào được. Nhưng chỉ duy nhất vị bồi thẩm số 8 lật lại vụ eán, và khuyên mọi người nên xem xét thận trọng hơn. Ông không biết thằng bé có tội hay không, nhưng nếu quyết định của mình ảnh hưởng đến tính mạng của một con người và được giải quyết trong vòng 5 phút, thì ông thấy rằng nó có vẻ quá vô tâm và hời hợt. Bằng những lí lẽ của mình, ông đã thuyết phục dc từng người, từng người, rồi họ thuyết phục lẫn nhau, bằng cách tái dựng lại hiện trường, suy luận vấn đề theo hướng logic, tâm lí con người, xem lại từng lời khai của nhân chứng liệu có đáng tin, v.v….. “GUITY”, “NOT GUITY” là những từ được tranh luận nhiều nhất.

12 vị bồi thẩm họ như một xã hội thu nhỏ. Nhờ lúc trước có xem qua vụ Minh Béo, nên mình có biết bồi thẩm họ là những người dân có trí thức, và hoàn toàn ko biết về nghi phạm hay bất cứ ai liên quan vụ án, họ cũng k phải là những ng làm việc trong ngành luật. Vì vậy mình không cảm thấy bất ngờ khi xem bộ phim này như những người khác. Các ông ấy đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, kiến trúc sư, cầu thủ bóng đá, hay cái anh làm trong ngân hàng, v.v….. Họ đa dạng từng lớp tính cách khác nhau, mang nhiều góc nhìn, nhiều suy nghĩ, và họ là những người CÓ LÍ TRÍ. Họ biết điều gì khiến họ tin và thuyết phục họ.

Trong phim, có rất nihiều điểm nhấn khá hay, tuy nhiên mình chỉ kể lại một vài điểm thôi, kể hết thì mọi người biết hết nội dung rồi, vậy thì còn gì hay nữa 😀

Trên bàn tranh luận, họ cãi nhau rất gay gắt, thậm chí đến mức muốn đánh nhau, hay thốt ra cái câu “tôi muốn giết anh” (để rồi bị bắt thóp 🙂)). Tuy nhiên, trong lúc họ giải lao, những người vừa mới trước đó hung hăng cãi nhau ấy, họ nói chuyện ôn hòa với nhau, kể về công việc của họ, hay kể về một kỉ niệm mà làm họ nhớ, như chưa từng có mâu thuẫn gay gắt gì giữa họ. Có thể thấy rằng, với họ, làm việc là làm việc, còn giải lao là giải lao. Họ tách bạch được hai điều đó ra, điều mà mình nghĩ là khó có ai ở thì hiện tại mà mình biết dc có thể làm được. Việc chán ghét một người trong công việc nó cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ thực tế ngoài công việc giữa họ. Đó là một điều khá hay, đáng để học hỏi trong cách làm việc của họ.

Một điểm nữa, khi mà giờ đây, mình nhớ lại đến cảnh đó trong phim, mình cảm thấy thật rùng mình. Khi mà có một người, ông mấy mang định kiến trong người khi phán xét. Cái lí lẽ mà ông ấy đưa ra rằng, những đứa sống trong khu ổ chuột đều là người xấu cả. Nó sống ở đó thì nó hoàn toàn có khả năng phạm tội, đó là lẽ hiển nhiên. Ông ko hề xét đến các bằng chứng, mà xét từ xuất thân của nó rồi kết luận nó là CÓ TỘI. Và khi ông ấy thao thao bất tuyệt về những đứa xấu xa trong khu ổ chuột, lần lượt, từng người một trong 12 ng ấy, họ đứng dậy, đi ra chỗ khác ngồi, đứng, hay đứng quay lưng lại ông ấy, và không hề nói một lời nào cả. Bây giờ nghĩ lại, đó là một cái sự phản đối một cách văn minh nhất, hàm nghĩa rằng, “tôi không muốn nghe ông nói nữa”. Ông ấy hỏi rằng, các ông bị làm sao thế. Trên bàn còn lại 2 người ngồi cùng ông ấy, một ông bảo rằng, “tốt nhất ông nên im miệng lại và ngồi xuống đi”. Và khi ông ấy đi ra cái bàn bên cạnh ngồi, lần lượt từng người họ quay trở lại bàn làm việc chung và tiếp tục câu chuyện, nói rằng ông ấy mang quá nhiều định kiến cá nhân để phán xét một người. Mình nghĩ rằng, không chỉ ông ấy, mà có rất nhiều người ngoài xã hội này đang như thế. Và những người khác phản ứng lại bằng cách gân cổ lên cãi lí lẽ với những người như họ và cuộc chiến ko hề có hồi kết, chỉ có lên đến đỉnh điểm và dùng lời lẽ thóa mạ nhau. Các hành xử đồng lòng trong phim khi tỏ rõ một sự phản đối nào đó đáng để học hỏi, và ông ta tự chột dạ rằng, này tôi nói mà sao không có ai nghe thế hả, và rồi tự khóa miệng mình lại.

Cho đến giờ, mình chỉ còn nhớ vị bồi thẩm số 8, 9, 1, 2, 3, 4, 12. Đó là những ng khi nhắc tới số mình còn nhớ dc gương mặt họ 🙂)))

Sau cùng, một bộ phim hay từ đầu đến cuối, không có bóng dáng của người phụ nữ nào, chỉ có 12 người đàn ông trung niên ngồi nói chuyện, đã thu hút tất cả những người xem theo dõi từ đầu đến cuối, và còn để ý rất nhiều chi tiết nữa 😀

Bravo 🤗

Hằng Lê